Cá nhân có được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi có người thân cùng làm trong tổ chức không?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Cá nhân có được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi có người thân cùng làm trong tổ chức không?
- Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định ra sao?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định cụ thể trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này, yêu cầu thực tiễn, đặc thù của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Cá nhân có được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi có người thân cùng làm trong tổ chức không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi có người thân cùng làm trong tổ chức không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 228/QĐ-BKHĐT năm 2023) quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
1. Thành viên Hội đồng quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Là công chức hoặc viên chức;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao;
c) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao;
đ) Có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên trong ngành hoặc lĩnh vực liên quan;
e) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định;
g) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
h) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không là người đứng đầu nhưng phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Theo đó, pháp luật chỉ cấm việc bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập đối với thân nhân của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Như vậy, nếu cá nhân có người thân cùng làm trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập mà không thuộc các đối tượng trên và đáp ứng đủ điều kiện quy định thì vẫn được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Lưu ý: Người thân của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập sẽ gồm vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.
Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN quy định về chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý
a) Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết.
b) Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng thẩm quyền.
c) Văn bản của Hội đồng quản lý ban hành được sử dụng con dấu của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần. Hội đồng quản lý họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoặc theo ý kiến của 3/4 tổng số thành viên Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý điều hành cuộc họp (khi Chủ tịch ủy quyền).
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập tham dự cuộc họp của Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Đại diện được mời dự họp Hội đồng quản lý không có quyền biểu quyết.
3. Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định căn cứ vào yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật, các thành viên khác của Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định căn cứ vào yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?