Cá nhân có bị hủy bỏ quyết định khen thưởng nếu gian dối trong việc kê khai thành tích để được Bảo hiểm xã hội Việt Nam khen thưởng hay không?
- Cá nhân trong thi đua khen thưởng thuộc phạm vi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có được đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng không?
- Cá nhân có bị hủy bỏ quyết định khen thưởng nếu gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng hay không?
- Cá nhân vi phạm pháp luật hình sự thì có bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước hay không?
Cá nhân trong thi đua khen thưởng thuộc phạm vi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có được đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng không?
Căn cứ Điều 46 Quy chế thi đua, khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2418/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua khen thưởng như sau:
Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua khen thưởng
Quyền của cá nhân, tập thể trong TĐKT thực hiện theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP:
1. Được tham gia các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và BHXH các cấp phát động.
2. Được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Có quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng, thu hồi các danh hiệu, hình thức khen thưởng đã được tặng hoặc khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng thủ tục luật định.
Như vậy, cá nhân có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng thuộc phạm vi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cá nhân có được đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng thuộc phạm vi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có bị hủy bỏ quyết định khen thưởng nếu gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng hay không?
Căn cứ Điều 48 Quy chế thi đua, khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2418/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về việc hủy bỏ quyết định khen thưởng như sau:
Hủy bỏ quyết định khen thưởng
Hủy bỏ quyết định khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP:
1. Cá nhân gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng mà sau đó có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc có sai phạm, khuyết điểm trong khoảng thời gian tính thành tích đề nghị tặng thưởng thì tùy theo mức độ sai phạm, khuyết điểm để hạ mức khen thưởng hoặc hủy bỏ quyết định khen thưởng theo quy định (trừ những cá nhân đã hy sinh, từ trần).
3. Căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác định việc cá nhân kê khai gian dối thành tích để được khen thưởng, đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua cấp Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trao tặng, BHXH Việt Nam kiến nghị cơ quan cấp trên hủy quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và chế độ được hưởng; đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh trao tặng thì cấp nào quyết định, cấp đó hủy quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật và chế độ khen thưởng được nhận nộp vào quỹ TĐKT.
4. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định khen thưởng gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng đối với từng loại hình khen thưởng cho tập thể, cá nhân;
b) Báo cáo tóm tắt lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng.
Như vậy, cá nhân có hành vi gian dối trong việc kê khai thành tích để được Bảo hiểm xã hội Việt Nam khen thưởng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.
Cá nhân vi phạm pháp luật hình sự thì có bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 49 Quy chế thi đua, khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2418/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về việc tước hoặc phục hồi danh hiệu như sau:
Tước hoặc phục hồi danh hiệu
Tước hoặc phục hồi danh hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP:
1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự Nhà nước mà vi phạm pháp luật hình sự, bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước.
2. Cá nhân bị xét xử oan, sai và đã được cơ quan có thẩm quyền minh oan, sửa sai thì được xem xét phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước.
3. Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu thực hiện theo quy định tại điều 79 Nghị định số 91.
Như vậy, theo quy định trên, cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự Nhà nước sẽ bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước nếu như vi phạm pháp luật hình sự, bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?