Buôn lậu vàng là gì? Buôn lậu vàng có thể bị phạt tù đến 20 năm? Pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?

Vàng là kim loại có giá trị cực lớn, do đó không ít người sẵn sàng làm những việc phi pháp để trục lợi, điển hình là hành vi buôn lậu vàng. Vậy hành vi buôn lậu vàng là gì? Người thực hiện hành vi buôn lậu vàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào?

Buôn lậu vàng là gì?

Buôn lậu vàng

Buôn lậu vàng là gì? (Hình từ Internet)

Buôn lậu vàng là việc vận chuyển vàng trái phép qua biên giới hoặc trong lãnh thổ mà không qua sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Thường thì việc buôn lậu vàng chủ yếu để tránh thuế hoặc các quy định khác.

Cần biết, vàng có giá trị rất lớn, do đó hành vi buôn lậu vàng để lại rất nhiều hậu quả và hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cá nhân buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội buôn lậu đối với cá nhân như sau:

- Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

+ Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, cá nhân buôn lậu vàng với những tình huống gây hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.

Pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?

Bên cạnh những cá nhân có hành vi buôn lậu vàng bị xử phạt như trên, căn cứ khoản 6 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm b khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như sau:

- Thực hiện hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Điểm a Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Điểm a Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội buôn lậu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự 1999
Pháp luật
Buôn lậu vàng là gì? Buôn lậu vàng có thể bị phạt tù đến 20 năm? Pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?
Pháp luật
Tội buôn lậu được hiểu thế nào theo quy định của pháp luật? Hành vi vận chuyển hàng giả thì phạm tội buôn lậu hay buôn bán hàng giả?
Pháp luật
Người phạm tội buôn lậu sau khi bị bắt thì phát hiện ra hoạt động có tổ chức thì có tăng hình phạt lên hay không?
Pháp luật
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới có bị phạt tù không?
Pháp luật
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Pháp luật
Trong dịp cận Tết Nguyên đán, cá nhân có hành vi buôn lậu pháo nổ thì sẽ có mức phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Pháp luật
Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo?
Pháp luật
Căn cứ khám xét người buôn lậu được quy định như thế nào? Thẩm quyền ra lệnh khám xét người buôn lậu được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội buôn lậu
1,124 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội buôn lậu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội buôn lậu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào