Bưởi quả tươi sau khi sơ chế và đóng gói phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu gì về chất lượng? Bưởi quả tươi hạng đặc biệt có được có khuyết tật nhẹ về hình dạng quả không?
Yêu cầu tối thiểu về chất lượng của bưởi quả tươi sau khi sơ chế và đóng gói được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10746:2015 quy định yêu cầu về chất lượng như sau:
Yêu cầu về chất lượng
2.1. Yêu cầu tối thiểu
Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và sai số cho phép, bưởi quả tươi phải:
- nguyên vẹn;
- lành lặn, không bị thối hỏng hoặc dập nát đến mức không phù hợp để sử dụng;
- sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;
- không bị sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị hư hỏng bởi sinh vật hại;
- không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi kho lạnh;
- không có mùi và/hoặc vị lạ;
- rắn chắc;
- không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp;
- không có vết thâm;
2.1.1. Bưởi quả tươi phải đạt được độ phát triển và độ chín thích hợp, tương ứng với các đặc tính của giống và/hoặc loại thương phẩm và vùng trồng.
Mức độ phát triển và trạng thái của bưởi quả tươi phải đảm bảo:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến được nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
2.1.2. Yêu cầu về độ chín và màu sắc
Tổng hàm lượng chất khô hòa tan tối thiểu không được nhỏ hơn 8 %.
Màu phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm trên ít nhất hai phần ba bề mặt quả, có tính đến giống và/hoặc loại thương phẩm và thời điểm thu hoạch.
...
Theo quy định trên thì yêu cầu tối thiểu về chất lượng của bưởi quả tươi sau khi sơ chế và đóng gói tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và sai số cho phép, bưởi quả tươi phải:
- Nguyên vẹn;
- Lành lặn, không bị thối hỏng hoặc dập nát đến mức không phù hợp để sử dụng;
- Sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;
- Không bị sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- Không bị hư hỏng bởi sinh vật hại;
- Không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi kho lạnh;
- Không có mùi và/hoặc vị lạ;
- Rắn chắc;
- Không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp;
- Và không có vết thâm.
Bưởi quả tươi phải đạt được độ phát triển và độ chín thích hợp, tương ứng với các đặc tính của giống và/hoặc loại thương phẩm và vùng trồng.
Mức độ phát triển và trạng thái của bưởi quả tươi phải đảm bảo chịu được vận chuyển và bốc dỡ và đến được nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
Bưởi quả tươi (Hình từ Internet)
Bưởi quả tươi hạng đặc biệt sau khi sơ chế và đóng gói có được có khuyết tật nhẹ về hình dạng quả không?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10746:2015 quy định như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2. Phân hạng
Bưởi quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1. Hạng “đặc biệt”
Bưởi quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Không được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2. Hạng I
Bưởi quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;
- khuyết tật nhẹ về màu sắc quả;
- khuyết tật nhẹ về vỏ tạo ra trong quá trình hình thành quả;
- khuyết tật nhẹ đã lành do nguyên nhân cơ học;
- tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 10 %.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
2.2.3. Hạng II
Bưởi quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép bưởi quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- khuyết tật về hình dạng;
- khuyết tật về màu sắc;
- khuyết tật trên vỏ đã lành;
Tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 15 %.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
Theo đó, bưởi quả tươi được phân thành ba hạng: Hạng “đặc biệt”; Hạng I và hạng II.
Bưởi quả tươi thuộc hạng “đặc biệt” phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm.
Không được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
Như vậy, bưởi quả tươi thuộc hạng “đặc biệt” không được có khuyết tật nhẹ về hình dạng.
Yêu cầu về kích cỡ của bưởi quả tươi được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10746:2015 quy định như sau:
Yêu cầu về kích cỡ
Kích cỡ được xác định theo khối lượng hoặc đường kính tối đa của mặt cắt quả phù hợp với bảng sau:
Bưởi quả tươi có thể được bao gói từng quả riêng. Trong trường hợp này, vẫn yêu cầu về độ đồng đều, dải kích cỡ trong bao bì có thể nằm ngoài mã kích cỡ cụ thể, nhưng nằm trong hai mã kích cỡ liền kề.
Bưởi quả tươi có khối lượng nhỏ hơn 400 g hoặc đường kính dưới 100 mm không bao gồm trong tiêu chuẩn này.
Độ đồng đều về kích cỡ cần đạt được theo thang kích cỡ đã đề cập ở trên, trừ trường hợp quả để rời trong thùng và đóng trong bao bì mềm (túi lưới, bao) để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì chênh lệch kích cỡ tối đa giữa quả nhỏ nhất và quả lớn nhất trong cùng lô hoặc bao bì không được vượt quá dải kích cỡ của ba nhóm kích cỡ liên tiếp trong thang đo.
Như vậy, yêu cầu về kích cỡ của bưởi quả tươi theo quy định cụ thể trên.
Kích cỡ được xác định theo khối lượng hoặc đường kính tối đa của mặt cắt quả phù hợp với bảng trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?