Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng không đi được vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?

Sau Giáng sinh em có book một tour đi Trung Quốc và đặt cọc 70% cho công ty kia. Nhưng do dịch bênh Covid-19 bùng phát nên em không dám đi vì sợ lây bệnh. Em có trao đổi với công ty đó là dời ngày cho em được không nhưng họ lại không chịu vì hồi đó thỏa thuận là không có dời ngày và hoàn tiền cọc. Giờ em không muốn đi nữa mà chỉ muốn lấy lại tiền cọc thì phải làm gì? Mong được tư vấn!

Đặt cọc được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đặt cọc được hiểu là là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng được vì được ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?

Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng được vì được ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?

Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng?

Các bên đều mong muốn thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ để đạt được mục đích chính yếu khi thực hiện hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, việc xảy ra Covid-19 là một điều không thể lường trước được. Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Do đó, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đầu tiên, đó là những sự kiện khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn,... ;

- Tiếp theo, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện giao kết, hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

- Cuối cùng, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù đã được áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để phòng tránh;

Như vậy, tùy trường hợp, có thể xem Covid-19 là sự kiện bất khả kháng.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định như thế nào?

Hậu quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

"Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
...
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
...”

Bên cạnh đó, Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định miễn trách nhiệm của bên vi phạm như sau:

"Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm."

Theo đó, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hầu hết các biện pháp khắc phục, bao gồm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại các Điều 296, Điều 300, Điều 308, Điều 312, Điều 315 Luật Thương mại năm 2005.

Do đó, việc bạn yêu cầu công ty du lịch dời ngày đi du lịch là không tuân theo hợp đồng nhưng trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, việc dời ngày cũng có thể là một biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 314 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau:

"Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này."

Trong trường hợp bạn hủy bỏ hợp đồng với phía công ty du lịch thì hai bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu hai bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

Đặt cọc
Sự kiện bất khả kháng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặt cọc bằng vàng, bằng ngoại tệ để mua nhà, xe được hay không? Đặt cọc bằng vàng, bằng ngoại tệ có bắt buộc lập thành văn bản hay không?
Pháp luật
Tiền đặt cọc là gì? Số tiền đặt cọc mà doanh nghiệp nhận được từ đối tác có cần phải lập hóa đơn GTGT hay không?
Pháp luật
Có lấy lại được tiền đặt cọc thuê nhà khi chưa chuyển vào ở không? Thời hạn có hiệu lực hợp đồng thuê nhà là khi nào?
Pháp luật
Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng không đi được vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?
Pháp luật
Đòi lại tiền đặt cọc mua nhà đất có được không? Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất năm 2023?
Pháp luật
Có được viết giấy đặt cọc không có công chứng không? Đặt cọc có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
Pháp luật
Hợp đồng thương mại có được kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện trong trường hợp bất khả kháng không? Có phải bồi thường thiệt hại cho bên đối tác hợp đồng thương mại trong trường hợp bất khả kháng hay không?
Pháp luật
Hồ sơ miễn tiền chậm nộp tiền thuế do sự kiện bất khả kháng sẽ gồm những tài liệu nào theo quy định?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng như thế nào?
Pháp luật
Có được miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng khi tàu thuyền vận chuyển gặp bão dẫn đến vi phạm hợp đồng không? Bão có phải là sự kiện bất khả kháng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đặt cọc
1,787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đặt cọc Sự kiện bất khả kháng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào