Bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ được thiết kế như thế nào?
- Bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ được thiết kế như thế nào?
- Để lập được thiết kế bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ cần có tối thiểu những thông tin nào?
- Những người tham gia việc giao nhận khí thiên nhiên hoá lỏng phải thực hiện những yêu cầu gì?
Bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ được thiết kế như thế nào?
Bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12983:2020 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Bồn vận chuyển LNG trên phương tiện giao thông đường bộ - Yêu cầu chung về thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
3.1 Bồn vận chuyển LNG (LNG transportable vessels)
Bồn chuyên dụng dùng để vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bằng phương tiện đường bộ, được thiết kế để vận hành ở áp suất trên áp suất khí quyển, bồn cách nhiệt, sức chứa lớn hơn 1000 lít, có cấu tạo bao gồm bồn trong, vỏ bồn, các loại van và các thiết bị phụ trợ đi kèm.
3.2 Bồn trong (inner vessel)
Phần bồn bên trong dùng để chứa LNG.
3.3 Vỏ bồn (outer jacket)
Vỏ bọc kín nằm bên ngoài bồn trong và được dùng để tạo ra môi trường chân không giữa bồn trong và vỏ bồn.
3.4 Hoạt động bình thường (normal operation)
Các hoạt động của bồn ở áp suất bằng hoặc nhỏ hơn áp suất làm việc cho phép và ở điều kiện xuất/nhập LNG.
...
Như vậy, theo quy định, bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ là bồn chuyên dụng dùng để vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bằng phương tiện đường bộ, được thiết kế để vận hành ở áp suất trên áp suất khí quyển, bồn cách nhiệt, sức chứa lớn hơn 1000 lít, có cấu tạo bao gồm bồn trong, vỏ bồn, các loại van và các thiết bị phụ trợ đi kèm.
Bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ được thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Để lập được thiết kế bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ cần có tối thiểu những thông tin nào?
Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12983:2020 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Bồn vận chuyển LNG trên phương tiện giao thông đường bộ - Yêu cầu chung về thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm quy định, để lập được thiết kế bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ cần có tối thiểu các thông tin sau đây:
- Áp suất tối đa cho phép;
- Tính chất vật lý của LNG (thành phần, khối lượng riêng,...) chứa trong bồn;
- Thể tích chứa LNG;
- Kích thước và trọng lượng cho phép, phải tính đến kết cấu của xe;
- Vị trí của các điểm kết nối và tải cho phép trên những điểm này;
- Lưu lượng nạp và xả.
Bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn (nếu có) phải được lập và phải thể hiện các thông tin nêu trên và các nội dung sau đây nếu áp dụng:
- Xác định các chi tiết được thiết kế bằng cách tính toán, thử áp, và bằng kinh nghiệm đã được kiểm chứng thực tế;
- Bản vẽ với kích thước và chiều dày của các bộ phận chịu tải;
- Đặc tính kỹ thuật của tất cả các vật liệu chịu tải bao gồm cấp vật liệu, phân nhóm, chế độ xử lý nhiệt, các thử nghiệm liên quan;
- Các loại giấy chứng nhận thử nghiệm vật liệu;
- Vị trí và chi tiết của mối hàn và các mối nối khác, quy trình hàn và quy trình gia công mối nối khác, que hàn, vật liệu mối nối liên quan;
- Tính toán để xác minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này;
- Thiết kế Quy trình thử nghiệm;
- Yêu cầu kiểm tra không phá hủy;
- Các yêu cầu thử áp;
- Cấu hình đường ống bao gồm loại, kích cỡ và vị trí của tất cả van và thiết bị an toàn;
- Làm rõ các điểm liên kết.
Những người tham gia việc giao nhận khí thiên nhiên hoá lỏng phải thực hiện những yêu cầu gì?
Căn cứ tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12983:2020 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Bồn vận chuyển LNG trên phương tiện giao thông đường bộ - Yêu cầu chung về thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm quy định, những người tham gia việc giao nhận khí thiên nhiên hóa lỏng phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
- Phải được huấn luyện về an toàn theo quy định
- Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo dài, giầy ủng và găng tay.
Trường hợp có LNG rò rỉ thì phải dùng thêm kính bảo vệ mắt hoặc mặt nạ phòng độc.
- Không được hút thuốc ở trong xe hoặc xung quanh xe hoặc trong vòng bán kính 15 m tính từ nơi đỗ xe.
- Khoảng cách tối thiểu từ bồn chứa LNG tới vị trí tiếp nhận LNG bằng xe bồn là 15 m.
+ Mỗi xe phải trang bị ít nhất 3 biển hiệu cấm lửa và tránh xa. Khi xe đỗ những biển hiệu này phải đặt cách xa xe ít nhất 15 m ở những vị trí thuận tiện, dễ nhìn.
+ Các bình bột, bình bọt chữa cháy phải được đặt ở những vị trí dễ nhìn, dễ lấy trước khi giao nhận hàng.
+ Xe phải đỗ hướng về phía có đường thoát thích hợp, cài phanh, ngắt công tắc, cắt ắc quy và chèn lốp trước khi thực hiện các thao tác giao, nhận, nạp, ...
+ Dây nối đất của xe phải được nối đất trước bất kỳ hoạt động nào khác.
+ Người lái xe hoặc nhân viên thực hiện giao nhận hàng không được đi ra ngoài trong suốt thời gian xả hàng.
- Những người không có nhiệm vụ không được ra vào khu vực giao hàng khi đang giao hàng.
- Trước khi giao nhận hàng, nhân viên giao nhận phải báo cho nhân viên điều khiển thiết bị nơi tiếp nhận và kiểm tra tình trạng các phương tiện. Chỉ được phép giao nhận hàng khi các phương tiện ở trong tình trạng tốt và an toàn.
- Nếu có những sự cố khi giao hàng thì phải ghi chép và thông báo cho người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?