Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào?
Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào?
Theo tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục I Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định về lịch tiếp công dân như sau:
I. LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
- Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ;
Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Bộ trưởng tiếp công dân định kỳ:
Bộ trưởng trực tiếp hoặc tùy theo nội dung phân công Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố vì lý do khách quan thì lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác.
4. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự tiếp công dân:
Chánh Thanh tra Bộ tiếp công dân vào thứ Năm hàng tuần, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp công dân vào thứ Ba hàng tuần.
Trong trường hợp ngày tiếp công dân của Chánh Thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trùng vào ngày tiếp công dân của Bộ trưởng hoặc vì lý do khách quan không thể trực tiếp tiếp công dân theo lịch đã định thì sẽ thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Như vậy, địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
- Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ;
Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.
Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào? (Hình từ Internet)
Khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp thì người kiến nghị, phản ánh có các quyền gì?
Theo tiểu mục 1 Mục II Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
1. Khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền tự tìm người phiên dịch và trả thù lao, chi phí khác cho người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
...
Như vậy, khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp thì người kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền tự tìm người phiên dịch và trả thù lao, chi phí khác cho người phiên dịch;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghĩa vụ của người kiến nghị, phản ánh khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục II Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định người kiến nghị, phản ánh khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo yêu cầu của người tiếp công dân;
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?