Bộ Tư pháp thực hiện đôn đốc công tác bồi thường nhà nước trong những trường hợp nào? Nội dung đôn đốc sẽ gồm những gì?
Bộ Tư pháp thực hiện đôn đốc công tác bồi thường nhà nước trong những trường hợp nào? Nội dung đôn đốc sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Thực hiện đôn đốc công tác bồi thường nhà nước
1. Đôn đốc là việc cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu một hoặc một số cơ quan thực hiện công tác bồi thường nhà nước đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Nội dung đôn đốc
a) Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
b) Phục hồi danh dự.
c) Cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường.
d) Xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
đ) Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
3. Bộ Tư pháp đôn đốc trong các trường hợp sau đây:
a) Đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin ở trung ương theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc các Bộ đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi quản lý của mình;
c) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp đã đề nghị đôn đốc theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này mà cơ quan được đề nghị không đôn đốc hoặc đã đôn đốc mà cơ quan được đôn đốc không thực hiện nội dung đôn đốc.
Cục Bồi thường nhà nước giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đôn đốc đối với các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án ở địa phương.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
Như vậy Bộ Tư pháp thực hiện đôn đốc công tác bồi thường nhà nước trong những trường hợp sau:
- Đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin ở trung ương theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc các Bộ đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều này;
- Đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp đã đề nghị đôn đốc theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này mà cơ quan được đề nghị không đôn đốc hoặc đã đôn đốc mà cơ quan được đôn đốc không thực hiện nội dung đôn đốc.
Và nội dung đôn đốc công tác bồi thường nhà nước gồm:
- Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Phục hồi danh dự.
- Cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường.
- Xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Công tác bồi thường nhà nước (Hình từ Internet)
Đôn đốc công tác bồi thường nhà nước được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Căn cứ thực hiện đôn đốc công tác bồi thường nhà nước
1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người yêu cầu bồi thường, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường, cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường hoặc xác định trách nhiệm hoàn trả.
2. Kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước, kiến nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Kết quả hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc, theo dõi, kiểm tra, thanh tra công tác bồi thường nhà nước, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
4. Quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường có hiệu lực pháp luật.
5. Quyết định có liên quan về trách nhiệm hoàn trả.
6. Báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại của cơ quan giải quyết bồi thường.
Như vậy việc đôn đốc công tác bồi thường nhà nước được thực hiện dựa trên 07 căn cứ như quy định trên.
Việc đôn đốc công tác bồi thường nhà nước có bắt buộc thực hiện bằng văn bản không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Thực hiện và phối hợp đôn đốc công tác bồi thường nhà nước
1. Trên cơ sở các căn cứ đôn đốc quy định tại Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đôn đốc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đôn đốc. Việc đôn đốc được thực hiện bằng văn bản. Văn bản đôn đốc phải nêu rõ căn cứ pháp luật và nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước phải thực hiện.
...
Như vậy việc đôn đốc công tác bồi thường nhà nước được thực hiện bằng văn bản.
Văn bản đôn đốc phải nêu rõ căn cứ pháp luật và nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước phải thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?