Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam mà không cần giải thích lý do đúng không?
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam mà không cần giải thích lý do đúng không?
Trường hợp chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc khi nước tiếp nhận chấm dứt chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự khi xảy ra một trong những trường hợp dưới đây:
a) Lãnh sự danh dự không thực hiện hoặc không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm;
b) Không còn nhu cầu bổ nhiệm Lãnh sự danh dự;
c) Lãnh sự danh dự bị nước tiếp nhận tuyên bố là người không được hoan nghênh;
d) Lãnh sự danh dự không còn đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
đ) Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự.
3. Ngoài những quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần giải thích lý do.
...
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần giải thích lý do.
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được quy định thế nào?
Quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
...
4. Quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
a) Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Khi có yêu cầu chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (có tham khảo ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và các đơn vị liên quan trong Bộ) về việc xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
b) Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để lưu trữ, bảo quản hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
c) Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm thông báo cho Cục Lãnh sự sau khi hoàn tất việc tiếp nhận các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự của Lãnh sự danh dự quy định tại điểm b khoản này.
Tùy vào tình hình thực tế, Cục Lãnh sự hướng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm về việc bàn giao các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự cho Lãnh sự danh dự mới hoặc gửi về Bộ Ngoại giao để tiêu hủy trong trường hợp không có ứng viên Lãnh sự danh dự thay thế.
Theo đó, việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được thực hiện theo quy trình tại khoản 4 Điều 18 nêu trên.
Sau khi chấm dứt hoạt động thì Lãnh sự danh dự nước Việt Nam bàn giao con dấu cho ai?
Người tiếp nhận con dấu từ Lãnh sự danh dự nước Việt Nam bị chấm dứt hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Quốc kỳ, Quốc huy, con dấu, dấu chức danh, dấu tên, biển hiệu và Thẻ Lãnh sự danh dự
...
3. Lãnh sự danh dự được cấp con dấu có hình quốc huy với nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ chính thức của nước tiếp nhận). Nội dung con dấu được mô tả cụ thể trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Lãnh sự danh dự có quyền sử dụng con dấu vào những công việc chính thức của Lãnh sự danh dự và có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn, bàn giao con dấu cho người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền nhận con dấu sau khi Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động.
...
Như vậy, sau khi chấm dứt hoạt động thì Lãnh sự danh dự nước Việt Nam bàn giao con dấu cho người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền nhận con dấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?