Bộ trưởng Bộ Công Thương có phải là thành viên Chính phủ không? Mức lương Bộ trưởng Bộ Công Thương?
Bộ trưởng Bộ Công Thương có phải là thành viên Chính phủ không?
Bộ trưởng Bộ Công Thương được căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó, theo Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ:
Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Mức lương Bộ trưởng Bộ Công Thương hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương của Bộ trưởng Bộ Công Thương được căn cứ theo STT 9 Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) như sau:
Theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Công Thương có 2 bậc lương là 9,70 và 10,30.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của Bộ trưởng Bộ Công Thương là 17.460.000 đồng và 18.540.000.
Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương có phải là thành viên Chính phủ không? Mức lương Bộ trưởng Bộ Công Thương? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương?
Thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương được quy định như sau:
Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
...
Theo quy định nêu trên thì Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương do Thủ tướng Chính phủ trình.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Như vậy, sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương do Thủ tướng Chính phủ trình thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?