Bố trí thí nghiệm kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi về việc kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực. Bố trí thí nghiệm kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực thực hiện như thế nào? Các chỉ tiêu cần đánh giá tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực được theo dõi tại giai đoạn nào để cho rõ nhất các tính trạng đặc trưng cần quan sát? Câu hỏi của anh Thanh Quang tại Khánh Hòa.

Khi kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 quy định như sau:

Phương pháp tiến hành
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Mẫu hậu kiểm phải được mã hóa và được gieo trồng cùng với mẫu chuẩn của giống đó.
5.1.2 Chăm sóc và bón phân theo quy định về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) của loài cây trồng tương ứng.
5.1.3 Không loại bỏ cây khác dạng khỏi ô thí nghiệm.
5.1.4 Các chỉ tiêu định tính: đánh giá bằng mắt, quan sát trên toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc từng bộ phận của cây.
5.1.5 Các chỉ tiêu định lượng: tiến hành lấy mẫu và đánh giá theo quy định về khảo nghiệm VCU của loài cây trồng tương ứng.
...

Trong đó, tại tiểu mục 2.2, 2.3 và tiểu mục 2.6 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 giải thích như sau:

Hậu kiểm (Post-control)
Việc gieo trồng trên ô thí nghiệm đồng ruộng mẫu của lô hạt giống đã được sản xuất (sau đây gọi là mẫu kiểm tra), để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống đó.
CHÚ THÍCH: Trường hợp lô hạt giống dùng để nhân tiếp đời sau, kết quả hậu kiểm được sử dụng như kết quả tiền kiểm của ruộng giống được nhân từ lô giống đó.
2.3 Mẫu chuẩn (Standard sample)
Mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan có thẩm quyền lưu giữ mẫu chuẩn cung cấp.
...
2.6 Cây khác dạng (Off-type plant)
Cây có một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng khác biệt rõ ràng so với mẫu chuẩn của giống được kiểm tra.

Theo đó, khi kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực cần đáp ứng những yêu cầu chúng sau:

- Mẫu hậu kiểm phải được mã hóa và được gieo trồng cùng với mẫu chuẩn của giống đó.

- Chăm sóc và bón phân theo quy định về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) của loài cây trồng tương ứng.

- Không loại bỏ cây khác dạng khỏi ô thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu định tính: đánh giá bằng mắt, quan sát trên toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc từng bộ phận của cây.

- Các chỉ tiêu định lượng: tiến hành lấy mẫu và đánh giá theo quy định về khảo nghiệm VCU của loài cây trồng tương ứng.

Thí nghiệm

Kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực (Hình từ Internet)

Bố trí thí nghiệm kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 quy định như sau:

Phương pháp tiến hành
...
5.2 Bố trí thí nghiệm
5.2.1 Ô thí nghiệm có dạng hình chữ nhật, diện tích ô thí nghiệm được xác định dựa vào số cây tối thiểu cần kiểm tra theo quy định tại Phụ lục A và mật độ khoảng cách theo quy định về khảo nghiệm VCU.
5.2.2 Các mẫu hậu kiểm được bố trí liên tiếp không nhắc lại theo từng nhóm giống cùng tên, cùng nguồn gốc và cùng cấp chất lượng.
5.2.3 Gieo trồng mỗi hốc 1 cây hoặc cấy 1 dảnh.
5.2.4 Mẫu chuẩn dùng làm đối chứng được bố trí cùng nhóm với các mẫu hậu kiểm của cùng một giống. Tùy diện tích ô thí nghiệm của từng loài cây trồng mà bố trí một ô mẫu đối chứng liền kề với từ 4 ô đến 8 ô mẫu giống hậu kiểm.

Như vậy, việc bố trí thí nghiệm kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực như sau:

- Ô thí nghiệm có dạng hình chữ nhật, diện tích ô thí nghiệm được xác định dựa vào số cây tối thiểu cần kiểm tra theo quy định tại Phụ lục A và mật độ khoảng cách theo quy định về khảo nghiệm VCU.

- Các mẫu hậu kiểm được bố trí liên tiếp không nhắc lại theo từng nhóm giống cùng tên, cùng nguồn gốc và cùng cấp chất lượng.

- Gieo trồng mỗi hốc 1 cây hoặc cấy 1 dảnh.

- Mẫu chuẩn dùng làm đối chứng được bố trí cùng nhóm với các mẫu hậu kiểm của cùng một giống. Tùy diện tích ô thí nghiệm của từng loài cây trồng mà bố trí một ô mẫu đối chứng liền kề với từ 4 ô đến 8 ô mẫu giống hậu kiểm.

Các chỉ tiêu cần đánh giá tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực được theo dõi tại giai đoạn nào để cho rõ nhất các tính trạng đặc trưng cần quan sát?

Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 quy định như sau:

Phương pháp tiến hành
...
5.3 Theo dõi và đánh giá
5.3.1 Theo dõi
Các chỉ tiêu cần đánh giá được theo dõi tại những giai đoạn sinh trưởng thể hiện rõ nhất các tính trạng đặc trưng cần quan sát.
5.3.2 Đánh giá tính đúng giống
So sánh mức độ biểu hiện của các tính trạng đặc trưng của các cá thể trong ô thí nghiệm với mẫu chuẩn và bản mô tả giống. Nếu đa số các cá thể trong ô thí nghiệm có các tính trạng đặc trưng phù hợp với mẫu chuẩn và bản mô tả giống thì kết luận mẫu giống đó là đúng giống.
5.3.3 Đánh giá độ thuần giống
Xác định, đánh dấu và đếm tổng số cây khác dạng trong ô thí nghiệm. Căn cứ vào tiêu chuẩn độ thuần, tổng số cây kiểm tra và tổng số cây khác dạng trong ô thí nghiệm so với quy định tại Phụ lục B để kết luận về độ thuần của lô giống.
Nếu tổng số cây khác dạng trên ô thí nghiệm bằng hoặc vượt số cây khác dạng quy định tại Phụ lục B thì kết luận lô giống không đạt tiêu chuẩn độ thuần.
...

Theo đó, khi kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực các chỉ tiêu cần đánh giá được theo dõi tại những giai đoạn sinh trưởng thể hiện rõ nhất các tính trạng đặc trưng cần quan sát.

Giống cây trồng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp Quyết định nhập khẩu giống cây trồng
Pháp luật
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng là bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Pháp luật
Người nước ngoài được đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng không?
Pháp luật
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
Pháp luật
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Pháp luật
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có cần phải mô tả đặc tính của giống hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào? Yêu cầu cấp Quyết định này có phải nộp lệ phí?
Pháp luật
Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
Pháp luật
Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán có phải kiểm tra nhà nước về chất lượng không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng được tiến hành như thế nào? Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống cây trồng
1,583 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào