Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì người dân phải đăng ký khai sinh cho con như thế nào? Làm giấy khai sinh có mất thời gian hơn không?
Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì phải mang theo những giấy tờ gì để đăng ký khai sinh cho con?
Tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau:
Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
...
Và khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
...
Hiện nay, muốn đăng ký khai sinh cho con thì cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác thay thế theo quy định.
- Giấy tờ xuất trình:
+ Giấy tờ chứng minh về nhân thân (căn cước công dân, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng).
+ Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)
+ Trong giai đoạn chuyển tiếp, còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú (sổ hộ khẩu).
Tuy nhiên sắp tới Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực vào 01/01/2023 thì khi làm khai sinh cho con thì không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu nữa.
Tải mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2023: Tại Đây
Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì người dân phải đăng ký khai sinh cho con như thế nào? Làm giấy khai sinh có lâu hơn không?
Tải trọn bộ các văn bản về Bỏ sổ hộ khẩu giấy, đăng ký khai sinh cho con hiện hành: Tải về
Bỏ sổ hộ khẩu thì phải làm đăng ký khai sinh cho con ở đâu?
Tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 thì việc bỏ sổ hộ khẩu vẫn không ảnh hưởng gì đến địa điểm đăng ký khai sinh cho con. Do đó, Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ vẫn là nơi thực hiện đăng ký khai sinh.
Đăng ký khai sinh cho con khi bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục cấp giấy khai sinh có lâu hơn không?
Tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
Thủ tục đăng ký khai sinh
...
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
...
Đồng thời tại Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
...
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
...
Đăng ký khai sinh cho con khi bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục cấp giấy khai sinh vẫn như cũ, sẽ được giải quyết ngay trong ngày.
Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?