Bơ quả tươi muốn bảo quản và vận chuyển lạnh thì qua bao nhiêu giai đoạn? Bơ quả tươi giống quả có màu xanh thì việc kiểm tra độ chín sẽ như thế nào?
Bơ quả tươi muốn bảo quản và vận chuyển lạnh thì qua bao nhiêu giai đoạn?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10921:2015 về Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển như sau:
Các điều kiện bảo quản và vận chuyển tối ưu
Bảo quản và vận chuyển lạnh đối với bơ quả tươi gồm có hai giai đoạn: làm lạnh và lưu giữ ở nhiệt độ bảo quản.
4.1. Làm lạnh
Việc làm lạnh bơ quả tươi cần được thực hiện càng nhanh càng tốt và có thể đạt được bằng các cách như sau:
- thiết bị làm lạnh có công suất từ 700 W đến 930 W1) trên một tấn bơ quả.
- nhiệt độ không khí lạnh từ 7 °C đến 12 °C, tùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản (xem 4.2.1);
- tốc độ lưu thông không khí từ 80 đến 100;
- độ đồng đều của bao gói hoặc của chồng quả cho phép lưu thông không khí lạnh đều qua lượng quả được bảo quản;
- hệ thống lưu thông không khí hiệu quả (không có tác động của không khí bên ngoài).
4.2. Lưu giữ ở nhiệt độ bảo quản
4.2.1. Nhiệt độ
Sau khi làm lạnh, bơ quả tươi phải được giữ ở nhiệt độ không khí trong khoang lạnh, phụ thuộc vào giống như sau:
Một số giống của nhóm Antilles, bao gồm Waldin, phải được giữ ở 10 °C đến 12,5 °C; tuy nhiên, giống bơ Fuerte (nhóm lai giữa Mexican và Guatemala) có thể giữ ở 4,5 °C trong 3 tuần mà không bị hư hỏng.
Nhiệt độ khuyến cáo để bảo quản các giống khác là 7 °C; nếu nhiệt độ thấp hơn 5 °C trong quá trình bảo quản, bơ quả tươi sẽ bị chín không bình thường và không đạt chất lượng như mong muốn.
Nhiệt độ cao hơn làm giảm thời hạn bảo quản.
Nhiệt độ phải được đo ở điểm lạnh nhất của khoang, nghĩa là ở đầu ra của không khí từ máy lạnh. Nếu các chồng bao gói trong kho dễ tiếp cận được thì nên đo nhiệt độ trong các bao gói chứa quả.
4.2.2. Độ ẩm tương đối
Dàn ống làm lạnh của máy làm lạnh không khí phải được thiết kế sao cho đạt được độ ẩm tương đối từ 85 % đến 90 %. Xem TCVN 4885 (ISO 2169).
4.2.3. Tuần hoàn không khí
Nên sử dụng hệ thống tuần hoàn không khí kiểu quạt đứng với sự phân bố không khí đồng đều trên bề mặt hút và bề mặt đáy với tỷ lệ tuần hoàn không khí từ 80 đến 100.
4.2.4. Thay đổi không khí
Nên thay đổi không khí mỗi giờ một lần. Sự thay đổi không khí cần tiến hành liên tục do bơ có cường độ hô hấp cao (xem Phụ lục A).
4.2.5. Thời hạn bảo quản
Thời hạn bảo quản của bơ phụ thuộc vào mùa vụ và độ chín tại thời điểm bắt đầu bảo quản. Thời hạn bảo quản thường từ 2 tuần đến 4 tuần.
4.3. Sự không tương hợp khi bảo quản
Sản phẩm rau quả sản sinh ra etylen (ví dụ: cà chua) có thể khởi nguồn hoặc làm gia tăng tốc độ chín của bơ. Do đó, không nên bảo quản chung bơ và các thực phẩm này.
Ngược lại, khi bắt đầu chín, bơ sẽ giải phóng etylen, do đó có thể có ảnh hưởng đến thực phẩm nhạy cảm với etylen (ví dụ: chuối).
Theo đó, bơ quả tươi muốn bảo quản và vận chuyển lạnh đối với bơ quả tươi gồm có hai giai đoạn: làm lạnh và lưu giữ ở nhiệt độ bảo quản.
Bơ quả tươi
Bơ quả tươi giống quả có màu xanh thì việc kiểm tra độ chín sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10921:2015 về Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển như sau:
Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản
...
Thu hoạch
Độ chín của bơ quả tươi khi thu hoạch được xác định ở độ già thích hợp sao cho quả đạt chất lượng tốt sau khi chín và quả duy trì được trạng thái trước pha hô hấp đột biến, trong quá trình bảo quản thông thường, trong các khoang lạnh kín.
Bơ hái non sẽ không chín được bình thường. Quả bị cứng, vị đắng và hậu vị không mong muốn.
3.2.1. Tiêu chí về độ chín
Tiêu chí cần chú ý khi quy định đối với bơ quả tươi có đủ độ chín để thu hoạch như sau:
- bắt đầu có sự đổi màu đối với những giống có màu thay đổi;
- màu sáng nhẹ đối với giống quả xanh (có tính đến các quả không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời); sự thay đổi này rất khó nhận biết.
- kích thước quả, tính theo đường kính lớn nhất của quả (sử dụng dụng cụ đo vòng cung) hoặc khối lượng quả.
- số ngày để quả chín mềm khoảng từ 4 ngày đến 7 ngày ở nhiệt độ khoảng 20 °C đến 25 °C;
- hàm lượng dầu đối với bơ quả tươi có hàm lượng dầu cao (ví dụ: bơ Fuerte);
- quả bơ không bị nhăn sau khi đạt độ chín (quả bị nhăn là quả thu hoạch khi chưa đạt độ chín sinh lý);
- quả rụng là tín hiệu kết thúc vụ thu hoạch, đặc biệt trong trường hợp hạt trong quả bị long ra.
Hàm lượng thịt quả của dịch chiết khô, lượng đường khử hoặc của hợp chất phenol không thể được dùng làm tiêu chí về độ chín.
3.2.2. Kiểm tra độ chín trong bảo quản bằng cách quan sát
Việc kiểm tra này được thực hiện bằng cách kiểm tra các tiêu chí sau:
- đối với các giống có màu thay đổi (Collinson, Hass, Topa Topa v.v...) thì kiểm tra màu sắc;
- đối với các giống quả có màu xanh, thì kiểm tra độ cứng của thịt quả;
- đối với tất cả các giống, kích cỡ quả, đặc trưng bởi đường kính lớn nhất hoặc khối lượng, tùy thuộc vào giống.
- đối với tất cả các giống, kiểm tra độ chắc của phần cuống dính với quả (quả chín quá không thích hợp để bảo quản biểu hiện khi cuống không giữ được quả).
Theo đó, căn cứ về việc kiểm tra độ chín đối với các giống quả có màu xanh, thì kiểm tra độ cứng của thịt quả.
Như vậy, kiểm tra độ chín của bơ quả tươi có quả có màu xanh thì không thể kiểm tra màu sắc mà phải kiểm tra thông qua độ cứng của thịt quả.
Bơ quả tươi khi vận chuyển được gói bằng vật liệu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10921:2015 về Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển như sau:
Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản
...
3.3. Chất lượng đặc trưng để bảo quản
Bơ quả tươi phải có cuống dài từ 1 cm đến 2 cm.
Phần cuống bị cắt phải sạch để tránh hư hỏng đến quả liền kề.
Bơ quả tươi không được có bất kỳ dấu hiệu nào về sự hư hỏng do nấm mốc và côn trùng, từ vết xước và ảnh hưởng do tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
Số lượng quả có vết thương cũ đã lành không được nhiều.
3.4. Đưa bơ quả tươi vào bảo quản
Sau khi thu hoạch bơ quả tươi phải được đưa vào bảo quản lạnh càng sớm càng tốt.
Thời gian tính từ khi thu hoạch quả đến khi đưa vào khoang lạnh không được quá 48 h.
3.5. Phương pháp bảo quản
Sau khi thu hoạch và đóng gói, bơ quả tươi đang chờ để vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển thì chúng phải được đặt ở nơi có bóng mát, được thông gió tốt.
Bơ quả tươi phải được bao gói bằng vật liệu có thể bảo vệ tránh bị xây xước và hư hỏng do va chạm trong quá trình xử lý.
Quả bơ có cùng kích cỡ thường được sắp xếp thành một hoặc nhiều lớp trong hộp bìa cứng có đục lỗ ở thành hộp và nắp hộp hoặc được xếp trong hộp bằng gỗ cho phép thông gió tốt.
Quả bơ có thể được gói từng quả riêng bằng giấy, để tránh tiếp xúc với thành hộp và tách riêng từng quả. Bao gói phải đủ chắc để bảo vệ quả, không tạo lực ép làm hư hỏng quả.
Theo đó, bơ quả tươi phải được bao gói bằng vật liệu có thể bảo vệ tránh bị xây xước và hư hỏng do va chạm trong quá trình xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?