Bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chức năng gì? Bộ phận tuân thủ thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
Bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chức năng gì?
Bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2023/TT-NHNN, theo đó, tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quyết định cơ cấu tổ chức của Bộ phận tuân thủ, đảm bảo thực hiện tối thiểu các chức năng sau:
(1) Giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc:
- Thực hiện đánh giá nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN;
- Báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát các vi phạm nghiêm trọng trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, thay đổi quy định liên quan của pháp luật theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Rà soát, đánh giá quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận tuân thủ để trình Tổng giám đốc (Giám đốc) sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
(2) Báo cáo định kỳ, đột xuất cho Tổng giám đốc (Giám đốc) về tình hình tuân thủ quy định của pháp luật; báo cáo Tổng giám đốc (Giám đốc), thông báo cho các bộ phận liên quan về thay đổi quy định liên quan của pháp luật theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
(3) Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật; xử lý các vướng mắc về việc tuân thủ quy định của pháp luật theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
...
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư này; Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ thứ hai trong hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Theo đó, tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật.
Bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chức năng gì? Bộ phận tuân thủ thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ? (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện thông qua những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 14/2023/TT-NHNN thì hoạt động kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện thông qua tối thiểu các nội dung sau đây:
- Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phải căn cứ mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền và năng lực của cá nhân, bộ phận thực hiện.
Thẩm quyền phê duyệt phải được thể hiện bằng các tiêu chí về quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát (bao gồm cá nhân sự thay thế khi cán bộ, nhân viên vắng mặt, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ);
- Việc hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán; tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; lập báo cáo thống kê theo đúng quy định của pháp luật.
Việc hạch toán kế toán, báo cáo thống kê phải được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót và phải được báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác);
- Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về kiểm soát nội bộ theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Việc triển khai, vận hành, kiểm soát và duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế trao đổi thông tin tuân thủ đúng quy định của pháp luật; quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet; kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo từng giai đoạn; và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
- Quyết định 2662 về Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thế nào?
- Cơ sở hạ tầng thông tin là gì? Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia?
- Dịch vụ Internet là gì? Sử dụng dịch vụ Internet, người sử dụng có trách nhiệm như thế nào?