Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức bắt buộc phải đảm bảo những yêu cầu gì về trang thiết bị y tế?
Nhiệm vụ của bộ phận chống đau trong khoa gây mê hồi sức là gì?
Theo khoản 6 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về bố trí nhân lực trong bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
...
6. Chống đau: tối thiểu gồm 01 (một) bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số giường bệnh, tỷ lệ 01 (một) (điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
...
Theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT về nhiệm vụ của bộ phận chống đau trong khoa gây mê hồi sức như sau:
Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
...
6. Chống đau:
a) Khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác;
b) Trước khi thực hiện kỹ thuật chống đau phải thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về kỹ thuật, phương pháp chống đau sẽ thực hiện;
c) Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn nếu có của phương pháp, kỹ thuật chống đau.
7. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên, các bộ phận của khoa gây mê - hồi sức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa.
Theo quy định trên, bộ phận chống đau trong khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 6 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác.
Đồng thời theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn nếu có của phương pháp, kỹ thuật chống đau.
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên, bộ phận chống đau trong khoa gây mê hồi sức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa.
Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức bắt buộc phải đảm bảo những yêu cầu gì về trang thiết bị y tế? (Hình từ Internet)
Bác sĩ tại bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận chống đau như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
...
5. Nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận chống đau
a) Khám, tư vấn chống đau cho người bệnh trước và sau khi phẫu thuật;
b) Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh hoặc cả hai về kỹ thuật, phương pháp sẽ thực hiện;
c) Tổ chức thực hiện các biện pháp chống đau;
d) Giám sát kết quả thực hiện;
đ) Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn của phương pháp chống đau.
Theo đó, bác sĩ tại bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 5 Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khám, tư vấn chống đau cho người bệnh trước và sau khi phẫu thuật. Và thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh hoặc cả hai về kỹ thuật, phương pháp sẽ thực hiện.
Đồng thời theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn của phương pháp chống đau.
Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức bắt buộc phải đảm bảo những yêu cầu gì về trang thiết bị y tế?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao của bộ phận chống đau như sau:
Trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao
...
4. Bộ phận chống đau:
Tùy theo điều kiện và phương pháp điều trị đau, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có các trang thiết bị cơ bản như sau:
a) Thuốc, trang thiết bị và vật tư tiêu hao để chống đau và xử trí biến chứng;
b) Phương tiện đánh giá đau;
c) Phương tiện liên lạc của người bệnh với nhân viên y tế.
...
Như vậy, tùy theo điều kiện và phương pháp điều trị đau, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức yêu cầu phải có những trang thiết bị y tế sau:
+ Thuốc, trang thiết bị và vật tư tiêu hao để chống đau và xử trí biến chứng.
+ Phương tiện đánh giá đau.
+ Phương tiện liên lạc của người bệnh với nhân viên y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?