Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ cơ quan có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực gì?
Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ cơ quan có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Chiếu theo quy định này thì Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ cơ quan có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực gì? (hình từ internet)
Khi đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động gì?
Tại Điều 9 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thực hiện các công việc sau đây:
a) Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
b) Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
c) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ước quốc tế.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
Theo đó, khi đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động sau:
- Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
- Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
- Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ước quốc tế.
Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế gồm những giấy tờ, tài liệu gì?
Tại Điều 11 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế
1. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.
Như vậy, hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế;
+ Nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
+ Kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
+ Kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán.
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?