Bố mẹ chồng cưỡng ép con dâu ly hôn bằng việc uy hiếp tinh thần con dâu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Ly hôn là gì? Cưỡng ép ly hôn được hiểu như thế nào?
- Các hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
- Hành vi cưỡng ép ly hôn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Bố mẹ chồng cưỡng ép con dâu ly hôn bằng việc uy hiếp tinh thần con dâu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ly hôn là gì? Cưỡng ép ly hôn được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn như sau:
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cưỡng ép kết hôn, ly hôn như sau:
9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Và cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.
Cưỡng ép ly hôn (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
....
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
.....
Theo đó, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm các hành vi được quy định cụ thể nêu trên. Trong đó cấm hành vi cưỡng ép ly hôn.
Hành vi cưỡng ép ly hôn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
....
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
...
Theo đó, hành vi cưỡng ép ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bố mẹ chồng cưỡng ép con dâu ly hôn bằng việc uy hiếp tinh thần con dâu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:
Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Theo đó, hành vi cưỡng ép ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bố mẹ chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi cưỡng ép bạn ly hôn.
Nếu sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà bố mẹ chồng bạn còn tiếp tục cưỡng ép bạn ly hôn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?