Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Áp dụng pháp luật đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự hiện hành có hiệu lực?
- Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì?
- Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đúng không?
- Giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự hiện hành có hiệu lực thì áp dụng pháp luật thế nào?
Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì?
Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay là Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, tính đến ngày 21/12/2024 thì Bộ luật Dân sự 2015 vẫn còn hiệu lực thi hành.
Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì thì tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, cụ thể như sau:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Áp dụng pháp luật đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực? (Hình từ Internet)
Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Theo đó, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
(2) Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
(3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
(4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
(5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự hiện hành có hiệu lực thì áp dụng pháp luật thế nào?
Theo quy định tại Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
- Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự 2005, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự 2005;
- Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết;
- Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Lưu ý: Không áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa nguồn gốc lễ Giáng sinh như thế nào? Lễ Giáng sinh 2024 vào ngày 24 hay 25 tháng 12?
- Lịch dương tháng 1 2025 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 1 2025 chi tiết? Tháng 1 2025 có bao nhiêu ngày?
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông suối ao hồ lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Lời chúc Noel ngắn gọn hài hước 2024? Lời chúc Noel ngắn gọn hài hước 2024 cho bạn bè đồng nghiệp?
- Mẫu Dự trù kinh phí đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Mức chi đại hội chi bộ được quy định như thế nào?