Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam không?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam không?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại địa phương không?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam không?
Theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Về hợp tác quốc tế
a) Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
c) Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật;
d) Trình Chính phủ ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
đ) Quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ thực hiện hợp tác quốc tế trong giảng dạy, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về giáo dục;
e) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
g) Ban hành quy định về quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ về tiếp nhận đào tạo và quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;
h) Thực hiện quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
Và hướng dẫn việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
Trước đây quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế tại điểm b khoản 16 Điều 2 Nghị định 69/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
[...]
16. Hợp tác quốc tế:
a) Quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong giảng dạy, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
b) Ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Hướng dẫn việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
...
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại địa phương không?
Theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công
a) Lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân bổ chi tiết ngân sách hàng năm của bộ; thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan trong quá trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, quyết toán ngân sách hằng năm thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
b) Ban hành, hướng dẫn việc thực hiện tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý hoặc phân cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; hướng dẫn quy trình và xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý; hướng dẫn phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục và đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; công khai và thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
...
đ) Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ;
e) Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại địa phương.
Trước đây, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công tại điểm c khoản 11 Điều 2 Nghị định 69/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
11. Quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công:
a) Lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm của bộ; quản lý tài sản các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo; cơ chế thu, sử dụng giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với các loại hình trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại các bộ, ngành và địa phương;
d) Ban hành, hướng dẫn việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
đ) Lập kế hoạch đầu tư công của bộ, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật đầu tư công; quản lý, triển khai các dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật; theo dõi, đánh giá, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong lĩnh vực đầu tư công do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách học bổng. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên, gia đình chính sách và các chính sách khác đối với người học.
...
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không?
Theo khoản 20 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra, thanh tra như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
20. Về kiểm tra, thanh tra
a) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
b) Kiểm tra, thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện trách nhiệm quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính về giáo dục theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Trước đây, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra, thanh tra tại khoản 22 Điều 2 Nghị định 69/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
22. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?