Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc ngăn chặn phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam không đủ điều kiện?
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc ngăn chặn phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam không đủ điều kiện?
Căn khoản 8 Điều 6 Quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu ban hành kèm theo Quyết định 35/2019/QĐ-TTg quy định trách nhiệm của Bộ Công an trong việc ngăn chặn phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu như sau:
- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức xác minh, điều tra, khởi tố các vụ việc có hành vi đưa chất thải, phế liệu trái phép vào lãnh thổ Việt Nam.
- Chủ trì việc phối hợp với cảnh sát quốc tế (Interpol) để có giải pháp đấu tranh, phòng ngừa việc lợi dụng nhập khẩu phế liệu đưa chất thải vào Việt Nam hoặc phế liệu không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường vào Việt Nam.
- Chia sẻ các thông tin liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của các tổ chức, cá nhân vi phạm; các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam cho Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ mỗi quý một lần vào ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo qua hình thức văn bản.
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc ngăn chặn phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam không đủ điều kiện? (Hình từ Internet)
Các cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu?
Căn cứ Điều 7 Quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu ban hành kèm theo Quyết định 35/2019/QĐ-TTg thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu gồm:
- Bộ Tài chính thực hiện chỉ đạo cơ quan Hải quan
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Ủy ban nhân dân.
Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan trong phối hợp thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu là gì?
Tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 35/2019/QĐ-TTg có nêu trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan như sau:
"Điều 7. Phối hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu
1. Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan:
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát, theo dõi giá trị hiệu lực và hạn ngạch nhập khẩu đối với Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu của từng tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất và chia sẻ thông tin về số lượng phế liệu đã nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân nêu trên lên Cổng thông tin một cửa quốc gia để các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
b) Chủ trì triển khai hệ thống Cổng thông tin một cửa Quốc gia để: tiếp nhận từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu; tổ chức giám định cung cấp thông tin biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu và chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu (văn bản điện tử được ký số hoặc bản quét từ bản chính được xác thực bằng chữ ký điện tử của tổ chức giám định).
c) Chủ trì trưng cầu tổ chức giám định được chỉ định để thực hiện giám định lại lô hàng phế liệu nhập khẩu khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu, hoạt động giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu. Chứng thư giám định lại lô hàng phế liệu nhập khẩu là căn cứ pháp lý cuối cùng để thực hiện thủ tục hải quan hoặc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
d) Điều tra xác minh và xử lý theo quy định khi phát hiện dấu hiệu giả mạo, sửa chữa các chứng từ để nhập khẩu phế liệu như Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận ký quỹ, hợp đồng, kết quả kiểm tra chất lượng, giấy miễn kiểm tra.
đ) Thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu; dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng mục đích.
e) Thông tin những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách quản lý mặt hàng phế liệu nhập khẩu; những bất cập, thiếu sót trong quy trình quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Công khai trên Cổng thông tin điện tử của ngành và gửi thông tin đến Cổng thông tin một cửa quốc gia các thông tin sau:
- Thông tin các tổ chức được chứng nhận đánh giá sự phù hợp, chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận, chứng nhận, giám định được chỉ định để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
- Thông tin văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.
b) Phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức giám định thực hiện việc cung cấp thông tin biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu và chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu (văn bản điện tử được ký số hoặc bản quét từ bản chính, được xác thực bằng chữ ký điện tử của tổ chức giám định) đến Cổng thông tin một cửa quốc gia theo đúng quy định.
c) Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện thanh tra đột xuất hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu và hoạt động kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật ngoài kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có thông tin vi phạm do cơ quan hải quan cung cấp.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân:
a) Quán triệt, chỉ đạo, điều phối các hoạt động kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng trên địa bàn để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phát hiện xử lý đối với các hành vi vận chuyển, nhập khẩu chất thải, phế liệu không đáp ứng quy chuẩn vào Việt Nam.
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn như: Công an, Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quản lý thị trường... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề, các cơ sở tái chế phế liệu; đình chỉ, không cho phép hoạt động đối với các làng nghề, cơ sở tái chế gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn việc đưa phế liệu nhập khẩu vào các cơ sở tái chế, sản xuất không đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường.
c) Kịp thời tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, công tác quản lý các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển phế liệu, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép phế liệu qua biên giới.
d) Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 của năm tiếp theo."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?