Bình đẳng giới là gì? Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Bình đẳng giới là gì?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định giải thích khái niệm bình đẳng giới như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
...
Dựa vào Điều luật trên, có thể hiểu đơn giản bình đẳng giới là sự đảm bảo mọi người đều được đối xử công bằng, có các cơ hội và quyền lợi tương đương, không phân biệt giới tính.
Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới. Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ. Đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không? (Hình từ Internet)
Cá nhân đe dọa dùng vũ lực nhằm cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 3, điểm c, d và đ khoản 4 Điều này;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 3, điểm a và b khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
đ) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm người khác vào vị trí quản lý là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị, bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai người bị đe dọa dùng vũ lực trừ trường hợp người bị xâm phạm không có đơn yêu cầu. Phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh hợp lý trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần người bị đe dọa dùng vũ lực.
Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới là bao lâu?
Theo Điều 3 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt như sau:
Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là 1 năm.
Theo đó, trong khoản thời gian này, người có thẩm quyền sẽ có thể áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?