Biểu mẫu Báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại cơ sở khám chữa bệnh hiện nay sử dụng mẫu nào?
- Biểu mẫu Báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại cơ sở khám chữa bệnh hiện nay sử dụng mẫu nào?
- Thời gian thống kê số liệu báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế đối với thuốc cổ truyền như thế nào?
Biểu mẫu Báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại cơ sở khám chữa bệnh hiện nay sử dụng mẫu nào?
Biểu mẫu Báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại các cơ sở khám chữa bệnh mới nhất hiện nay thực hiện theo Biểu mẫu 5 tại Mục 1 Biểu mẫu báo cáo, theo dõi công tác dược cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết định 3837/QĐ-BYT năm 2019 như sau:
Tải về Biểu mẫu Báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại các cơ sở khám chữa bệnh mới nhất tại đây.
Báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.(Hình từ Internet)
Thời gian thống kê số liệu báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi nào?
Thời gian thống kê số liệu được quy định tại Mục 2 Biểu mẫu báo cáo, theo dõi công tác dược cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết định 3837/QĐ-BYT năm 2019 như sau:
Chế độ báo cáo
2.1. Định kỳ hằng năm đơn vị báo cáo theo các biểu mẫu được quy định tại Quyết định này.
2.2. Đơn vị gửi báo cáo:
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền; Bệnh viện, cơ sở thực hành của các trường đại học Y, Dược; Viện có giường bệnh) trực thuộc Bộ Y tế.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành;
2.3. Nơi nhận báo cáo: Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền);
2.4. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản có đóng dấu của đơn vị báo cáo và file mềm về địa chỉ email: quanlyduoclieu@moh.gov.vn
2.5. Thời gian thống kê số liệu:
- Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 năm trước đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp).
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện Y dược cổ truyền; Bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền; Bệnh viện, cơ sở thực hành của các trường đại học Y, Dược; Viện có giường bệnh) trực thuộc Bộ Y tế; cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành và Bệnh viện Y dược cổ truyền gửi trực tiếp về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế.
- Các cơ sở y tế trên địa bàn báo cáo về Sở Y tế tỉnh, thành phố. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo về công tác dược cổ truyền về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền - Bộ Y tế.
- Các cơ sở y tế thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
2.6. Yêu cầu thể thức văn bản báo cáo: Văn bản báo cáo sử dụng mã Unicode và font chữ Times New Roman
Theo quy định trên, thời gian thống kê số liệu báo cáo tỷ lệ hao hụt của vị thuốc cổ truyền trong chế biến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trước ngày 15 tháng 10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 năm trước đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp).
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện Y dược cổ truyền; Bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền; Bệnh viện, cơ sở thực hành của các trường đại học Y, Dược; Viện có giường bệnh) trực thuộc Bộ Y tế; cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành và Bệnh viện Y dược cổ truyền gửi trực tiếp về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế.
- Các cơ sở y tế trên địa bàn báo cáo về Sở Y tế tỉnh, thành phố. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo về công tác dược cổ truyền về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền - Bộ Y tế.
- Các cơ sở y tế thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế đối với thuốc cổ truyền như thế nào?
Về y, dược cổ truyền, Bộ Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP.
Như vậy, đối với thuốc cổ truyền, Bộ Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung và thu hồi: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với các cơ sở kinh doanh thuốc cổ truyền; giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP) theo quy định của pháp luật;
- Cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?