Biểu giá bán điện sinh hoạt bậc 5 cao nhất là bao nhiêu tiền 1kWh? Bao lâu thì điều chỉnh giá bán điện một lần?
Biểu giá bán điện sinh hoạt bậc 5 cao nhất là bao nhiêu tiền 1kWh?
Theo Điều 1 Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
Ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. Giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
TT | Nhóm đối tượng khách hàng | Giá bán điện (đồng/kWh) |
... | ... | ... |
4 | Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt | |
4.1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt | |
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 | 1.806 | |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 | 1.866 | |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 | 2.167 | |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 | 2.729 | |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 | 3.050 | |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 3.151 | |
4.2 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước | 2.649 |
Như vậy, giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 5 là 3.050 đồng/kWh.
Biểu giá bán điện sinh hoạt bậc 5 cao nhất là bao nhiêu tiền 1kWh? Bao lâu thì điều chỉnh giá bán điện một lần? (hình từ internet)
Bao lâu thì điều chỉnh giá bán điện một lần?
Theo Điều 3 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định như sau:
Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân
1. Hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
2. Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
3. Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
4. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
5. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Như vậy, theo quy định trên thì giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Lưu ý: Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Giá bán điện bình quân do ai quy định?
Theo Điều 2 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giá bán điện bình quân là mức giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Giá bán điện bình quân hiện hành là mức giá bán điện bình quân tại thời điểm xem xét điều chỉnh giá điện.
3. Chi phí mua điện trên thị trường điện là chi phí thanh toán cho các đơn vị phát điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh theo quy định vận hành thị trường điện do Bộ Công Thương ban hành, bao gồm các khoản sau:
a) Thanh toán điện năng thị trường;
b) Thanh toán công suất thị trường;
c) Thanh toán theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác;
d) Các khoản thanh toán khác theo Quy định vận hành thị trường điện.
4. Khung giá là khoảng giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.
5. Thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chi phí phát điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện.
Như vậy, giá bán điện bình quân là mức giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?