Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định như thế nào?
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023, có 03 cấp độ phòng thủ dân sự, bao gồm các cấp độ phòng thủ dân sự sau đây:
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023, cụ thể như sau:
(1) Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 được quy định tại Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023, bao gồm các biện pháp sau đây:
- Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
- Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
- Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
- Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
- Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
- Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
(2) Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 được quy định tại Điều 23 Luật Phòng thủ dân sự 2023, bao gồm các biện pháp sau đây:
- Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023;
- Cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
- Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dừng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu;
- Hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
(3) Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 được quy định tại Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023, bao gồm các biện pháp sau đây:
- Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Phòng thủ dân sự 2023;
- Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
- Tạm dừng hoạt động của trường học;
- Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
- Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
- Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;
- Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
UBND các cấp thực hiện chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự ở đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Phòng thủ dân sự 2023 như sau:
Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự
1. Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự.
3. Các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Quy định về lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào?
Lực lượng phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023, cụ thể như sau:
(1) Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
(2) Lực lượng nòng cốt bao gồm:
- Dân quân tự vệ, dân phòng;
- Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
(3) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
(4) Chính phủ quy định chi tiết Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mũ kêpi có thuộc trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không? Công chức viên chức sử dụng mũ kêpi khi nào?
- Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đề ra mấy nhiệm vụ, giải pháp?
- Cá nhân hành nghề thừa phát lại khi không đủ điều kiện hành nghề bị xử lý hành chính như thế nào?
- Phụ lục định mức kinh tế kỹ thuật 17 dịch vụ tư vấn phòng chống HIV/AIDS mới nhất theo Thông tư 46?
- Dừng xe tại nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?