Biện pháp chống trợ cấp có được áp dụng đối với khoản tiền Chính phủ góp vào một cơ chế tài trợ không?
- Khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ có bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp không?
- Căn cứ tiến hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp với khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ được thực hiện như thế nào?
- Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp với khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ bao gồm những gì?
Khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ có bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp không?
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
1. Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
2. Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
3. Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật này làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ khoản 6 Điều 84 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Trợ cấp
Trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp:
...
6. Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ; ủy thác, giao hoặc chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tư nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này thông thường thuộc chức năng của Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ;
...
Theo đó, khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì có thể có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ mà không làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì không bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Biện pháp chống trợ cấp có được áp dụng đối với khoản tiền Chính phủ góp vào một cơ chế tài trợ không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tiến hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp với khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 87 Luật Quản lý ngoại thương 2017 căn cứ tiến hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp với khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ được thực hiện như sau:
- Việc quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp với khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Quản lý ngoại thương 2017 nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp với khoản tiền góp vào một cơ chế tài trợ của Chính phủ bao gồm:
- Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và mức trợ cấp bao gồm:
+ Xác định giá trị trợ cấp;
+ Xác định giá xuất khẩu;
+ Xác định mức trợ cấp cụ thể cho từng nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài.
- Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước bao gồm:
+ Xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và tác động lên giá của hàng hóa tương tự tại thị trường nội địa;
+ Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước.
- Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Xác định tác động của biện pháp chống trợ cấp đối với kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?