Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng đúng không? Bên cầm giữ có được sử dụng tài sản cầm giữ không?

Cho mình hỏi, biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật đúng không? Mình là bên cầm giữ vậy thì trong thời gian cầm giữ thì mình có quyền và nghĩa vụ gì? Mình có thể sử dụng tài sản cầm giữ trong thời gian cầm giữ không? Câu hỏi được gửi từ chi Y (Long An)

Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng đúng không?

cầm giữ tài sản

Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng? (Hình từ internet)

Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như sau:

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.

Và căn cứ theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Dân sự 2015 về cầm giữ tài sản như sau:

Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo đó, cầm giữ tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Do đó, biện pháp cầm giữ tài sản không được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng mà chỉ được áp dụng cho hợp đồng song vụ.

Quyền của bên cầm giữ được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của bên cầm giữ như sau:

Quyền của bên cầm giữ
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Và căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về việc thực hiện quyền của bên cầm giữ như như sau:

Thực hiện quyền cầm giữ
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
3. Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành.

Theo đó quy định trên thì bên cầm giữ có các quyền sau:

- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

- Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền của bên cầm giữ tài sản phải đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật như bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.

Bên cầm giữ có được sử dụng tài sản cầm giữ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên cầm giữ như sau:

Nghĩa vụ của bên cầm giữ
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Theo đó, bên cầm giữ có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ, không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Như vậy, bên cầm giữ vẫn có thể sử dụng tài sản cầm giữ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Việc cầm giữ tài sản có thể chấm dứt trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 350 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp chấm dứt cầm giữ như sau:

Chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
4. Tài sản cầm giữ không còn.
5. Theo thỏa thuận của các bên.

Theo đó, cầm giữ tài sản chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau:

+ Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.

+ Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.

+ Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

+ Tài sản cầm giữ không còn.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

Cầm giữ tài sản
Tài sản Tải về trọn bộ quy định liên quan đến tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào?
Pháp luật
Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng đúng không? Bên cầm giữ có được sử dụng tài sản cầm giữ không?
Pháp luật
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng quy định thế nào? Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng mua một miếng đất nhưng muốn đứng tên một người có được không? Tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng được quy định thế nào?
Pháp luật
Ghế salon có được xem là tài sản cố định hay không? Làm thế nào để phân biệt đâu là tài sản cố định?
Pháp luật
Sau khi ly hôn tài sản của vợ chồng sẽ được phân chia như thế nào? Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn?
Pháp luật
Xử lý trường hợp tài sản chưa xác định được chủ sở hữu như thế nào? Bán tài sản vô chủ là cổ vật đào được có bị phạt không?
Pháp luật
Nhà ở được tặng cho riêng vợ hoặc chồng thì có được xem là tài sản chung của vợ chồng hay không?
Pháp luật
Cách phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Pháp luật
Tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về ai? Căn cứ xác lập quyền sở hữu được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cầm giữ tài sản
1,525 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cầm giữ tài sản Tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cầm giữ tài sản Xem toàn bộ văn bản về Tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào