Biện pháp bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP? Giá trị bảo đảm dự thầu quy định ở đâu? Khi nào bảo đảm dự thầu không được hoàn trả?
Biện pháp bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP gồm các biện pháp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
3. Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư.
...
Theo đó, bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư.
Như vậy, biện pháp bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP gồm các biện pháp sau đây:
(1) Đặt cọc;
(2) Ký quỹ;
(3) Bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Biện pháp bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP? Giá trị bảo đảm dự thầu quy định ở đâu? Khi nào bảo đảm dự thầu không được hoàn trả? (Hình từ Internet)
Giá trị bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP được quy định ở đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Bảo đảm dự thầu
1. Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
2. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
3. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu với điều kiện không thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại.
4. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
5. Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này, bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
...
Như vậy, theo quy định, giá trị bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án (tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án).
Bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP không được hoàn trả trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực;
- Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
- Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel năm 2024 vào thứ mấy? Noel năm 2024 mấy ngày? Noel năm 2024 ngày bao nhiêu âm lịch năm 2024?
- Đảng viên có hơn 30 năm tuổi đảng khi mất có được tổ chức tang lễ không? Chức danh được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức?
- Gieo vần thơ lục bát là gì? Cách gieo vần thơ lục bát như thế nào? Ví dụ cách gieo vần thơ lục bát?
- Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã thì người dân có cần phải đổi lại giấy tờ được cấp trước khi sắp xếp không?
- Toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 chi tiết theo quy định mới tại Nghị quyết 159 ra sao?