Biển báo giao thông đường bộ gồm mấy nhóm và ý nghĩa của từng nhóm biển báo giao thông đường bộ là gì?
Biển báo giao thông đường bộ gồm mấy nhóm và ý nghĩa của từng nhóm biển báo giao thông đường bộ là gì?
Theo Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì biển báo giao thông đường bộ được chia thành 05 nhóm và mỗi nhóm lại mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
(1) Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
(2) Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
(3) Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
(4) Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
(5) Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại (1), (2), (3), (4) hoặc được sử dụng độc lập.
Biển báo giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Biển báo giao thông đường bộ sử dụng kiểu chữ nào để ghi thông tin trên biển?
Biển báo giao thông đường bộ sử dụng kiểu chữ nào để ghi thông tin trên biển, thì theo điểm 17.1.1 khoản 17.1 Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
Chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên biển
17.1. Chữ viết trên biển phù hợp với quy định về kiểu chữ nêu tại Phụ lục K của Quy chuẩn này, trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh cho cân đối, phù hợp và đáp ứng thông tin rõ ràng, trong đó:
17.1.1. Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1 - Kiểu chữ nén” và “gt2 - Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.
17.1.2. Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.
17.1.3. Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.
17.1.4. Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.
17.1.5. Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% - 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% - 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.
...
Như vậy, biển báo giao thông đường bộ sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1 - Kiểu chữ nén” và “gt2 - Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.
Biểu tượng, hình vẽ trên biển báo giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Biểu tượng, hình vẽ trên biển báo giao thông đường bộ được quy định tại khoản 17.2 Điều 17 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
Biểu tượng, hình vẽ được quy định chi tiết đối với từng biển báo. Riêng hình vẽ thể hiện cho các loại phương tiện được thể hiện theo nguyên tắc: biểu thị ô tô nói chung, xe buýt thì dùng biểu tượng hình chiếu đối diện, đối với từng loại xe thì dùng biểu tượng là hình chiếu cạnh.
Căn cứ vào thực tiễn tổ chức giao thông, từ các biển đã có trong Quy chuẩn, khi muốn vận dụng cho các đối tượng khác thì chỉ cần thay thế đối tượng (biểu tượng phương tiện) cũ bằng đối tượng (biểu tượng phương tiện) mới.
Đối với xe taxi, sử dụng biểu tượng ô tô có bổ sung chữ “TAXI” phía trên; xe buýt nhanh, sử dụng biểu tượng xe buýt có bổ sung chữ “BRT” phía trên; xe có gắn thiết bị thu phí tự động ETC, sử dụng biểu tượng của xe đó có bổ sung ký hiệu “ETC“ phía trên. Đối với các loại xe chưa có biểu tượng quy định thì có thể viết bằng chữ.
Biểu tượng đối với từng loại phương tiện:
Khi cần biểu thị trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho các loại xe tải, xe khách thì bổ sung chữ viết số tấn, số chỗ ngồi (chẳng hạn, xe tải > 3,5 tấn thì viết chữ > 3,5t lên hình vẽ xe tải, xe khách dưới 16 chỗ thì viết chữ < 16c lên hình vẽ xe khách).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?