Biển báo đường một chiều có hình dạng như thế nào? Biển báo đường một chiều có ý nghĩa và sử dụng như thế nào?
Biển báo đường một chiều có hình dạng như thế nào?
Biển báo đường một chiều có hình dạng được quy định tại Điều 42 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT Ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn như sau:
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn
42.1. Biển chỉ dẫn có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật.
42.2. Các biển có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác với quy định này được cụ thể ở Phụ lục E của Quy chuẩn này.
42.3. Kích thước chi tiết của hình vẽ, chữ viết, con số và màu sắc của các biển ở Điều 16, Điều 17 và Phụ lục E của Quy chuẩn này.
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo đường một chiều có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật.
Các biển có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác với quy định này được cụ thể ở Phụ lục E của Quy chuẩn này.
Biển báo đường một chiều có hình dạng như thế nào? Biển báo đường một chiều có ý nghĩa và sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Biển báo đường một chiều có ý nghĩa và sử dụng như thế nào?
Biển báo đường một chiều có ý nghĩa và sử dụng được quy định tại E.7 Phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT Ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì biển số I.407 (a,b,c) "Đường một chiều" như sau:
- Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều, đặt biển số I.407(a,b,c) "Đường một chiều". Biển số I.407a đặt sau nơi đường giao nhau, khi đã có biển R302 tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết đặt biển số I.407a. Biển số I.407b,c đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều.
- Biển số I.407 (a,b,c) chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
- Khi hết đoạn đường một chiều đặt biển số I.204 "Đường hai chiều". Biển số I.204 cho biết bắt đầu đi hai chiều.
a) Biển số I.407a
b) Biển số I.407b
c) Biển số I.407c
Biển báo đường một chiều có giá trị khi nào?
Biển báo đường một chiều có giá trị được quy định tại khoản 19.2 Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT Ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về hiệu lực của biển báo như sau:
Hiệu lực của biển báo
19.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo đường một chiều có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
Biển báo đường một chiều có hiệu lực từ khi nào?
Biển báo đường một chiều có hiệu lực theo quy định tại khoản 38.2 Điều 38 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT Ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển như sau:
Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
38.1. Các biển hiệu lệnh phải đặt tại vị trí cần báo hiệu lệnh. Do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển phụ số S.502.
38.2. Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số R.301a nếu đặt ở sau nơi đường giao nhau tiếp theo thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. Các biển R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.302(a,b,c), R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) và biển R.415 không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để ra, vào cổng nhà hoặc ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị trên đoạn đường có hiệu lực của biển.
38.3. Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo đường một chiều có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?