Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản? Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào?
Đối với hoạt động khai thác lâm sản thì cơ quan kiểm lâm sẽ tiến hành kiểm tra những nội dung nào?
Nội dung kiểm tra đối với hoạt động khai thác lâm sản được quy định tại Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với khai thác lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và quy định tại Chương II Thông tư này và lâm sản khai thác thực tế tại hiện trường.
2. Đối với lâm sản khi nhập khẩu, xuất khẩu: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Thông tư này và lâm sản thực tế tại cửa khẩu.
3. Đối với vận chuyển lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản trong quá trình vận chuyển theo quy định tại Điều 18 Thông tư này và lâm sản trên phương tiện vận chuyển.
4. Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và lâm sản hiện có tại cơ sở.
5. Đối với cơ sở nuôi động vật rừng, động vật thuộc Phụ lục CITES; cơ sở trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc thực vật thuộc Phụ lục CITES: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 21 Thông tư này và động vật, thực vật đang nuôi, trồng tại cơ sở.
6. Đối với nơi cất giữ lâm sản: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và lâm sản hiện có.
Theo quy định trên thì đối với hoạt động khai thác lâm sản, cơ quan kiêm lâm sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và trình tự khai thác lâm sản đối với từng trường hợp cụ thể tại chương II Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào?
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra của Kiểm lâm phải đảm bảo kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư này và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu biển bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ.
Trong quá trình kiểm tra hoạt động khai thác lâm sản, tổ kiểm tra cần bảo đảm kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản? Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào? (Hình từ Internet)
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản?
Mẫu biển bản kiểm tra khai thác lâm sản đang được sử dụng hiện nay là Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ, cụ thể:
Theo quy định thì sau khi đọc lại biên bản, những người có tên trong biên bản cùng nghe, công nhận là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã ghi và kết luận nêu trên, cùng thống nhất, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản; giao mỗi bên 01 bản.
Như vậy, trong biển bản sẽ có ít nhất 03 người gồm đại diện tổ kiểm tra, người dại diện của tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra và người chứng kiến.
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập ít nhất 03 bản để mỗi bên giữ một bản.
Trong biên bản kiểm tra khai thác lâm sản thì người lập cần đảm bảo những thông tin sau:
(1) Thông tin của người trong tổ kiểm tra hoạt động khai thác lâm sản phải bao gồm họ tên, chức vụ và đơn vị của cá nhân.
(2) Đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra thì trong biên bản cần phải nêu rõ các thông tin sau:
- Địa chỉ;
- Nghề nghiệp;
- Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh/mã số doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp;
- Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp
(3) Trường hợp có người chứng kiến thì cần ghi rõ họ tên, địa chị và số chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người chứng kiến.
Bên cạnh đó, bie bản cũng cần phải nêu rõ các nội dung kiểm tra như:
(1) Kiểm tra hồ sơ khai thác;
(2) Kiểm tra hiện trường khai thác;
(3) Kiểm tra lâm sản sau khai thác;
(4) Kết luận sau kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?