Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư thì có thể tiếp tục hành nghề quản tài viên nữa hay không?
Quản tài viên khi hành nghề có nghĩa vụ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, nghĩa vụ của quản tài viên trong hoạt động hành nghề bao gồm:
- Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, cụ thể:
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
+ Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
+ Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
- Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.
Tải về mẫu chứng chỉ hành nghề quản tài viên mới nhất 2023: Tại Đây
Những hành vi nào bị nghiêm cấp đối với Quản tài viên?
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, những hành vi bị nghiêm cấm đối với quản tài viên bao gồm:
- Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
- Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư thì có thể tiếp tục hành nghề quản tài viên hay không?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hành nghề quản tài viên như sau:
“1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên."
Theo đó, luật sư là một trong những đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên và có thể hành nghề này khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 12 Luật Phá sản 2014.
Trong trường hợp họ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư thì họ không còn là luật sư nữa. Do đó, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên cũng không còn.
Đồng thời, theo điểm c khoản 1 Điều 15 Luật Phá sản 2014 quy định về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên như sau:
“1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;
d) Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này trong hai vụ việc phá sản trở lên.”
Như vậy, căn cứ theo những quy định nêu trên, người đã được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư thì đồng thời họ cũng sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên. Do đó, khi đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên thì họ không còn đáp ứng điều kiện để hành nghề quản tài viên nữa. Vì vậy, họ không thể tiếp tục hành nghề quản tài viên.
Pháp luật quy định như thế nào về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, việc thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên được quy định như sau:
“Điều 6. Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản.
2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được gửi cho người bị thu hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
4. Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì bị xóa tên khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.”
Như vậy, việc thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên được thực hiện theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?