Bị tạm giữ và bị tước bằng lái xe có gì khác nhau? Bị tước bằng lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt lỗi gì?
Bị tạm giữ và bị tước bằng lái xe có gì khác nhau?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì bị tạm giữ bằng lái xe (giấy phép lái xe) và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) là hai chế tài hoàn toàn khác nhau:
(1) Bị tạm giữ bằng lái xe
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì tạm giữ bằng lái xe là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
- Tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ các loại giấy tờ sau đây:
+ Giấy phép lái xe.
+ Giấy phép lưu hành phương tiện.
+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
- Căn cứ theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tạm giữ bằng lái xe như sau:
+ Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
+ Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
+ Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
+ Trường hợp mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
- Căn cứ theo khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc tạm giữ Giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép.
Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
(2) Bị tước bằng lái xe:
- Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì tước bằng lái xe (tước Giấy phép lái xe) là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
- Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thời hạn tước Giấy phép lái xe như sau:
+ Từ 01 đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
+ Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.
- Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông.
Bị tạm giữ và bị tước bằng lái xe có gì khác nhau? Bị tước bằng lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt lỗi gì? (Hình từ Internet)
Bị tước bằng lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt lỗi gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
...
Như vậy, trong trường hợp đã bị tước bằng lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt theo lỗi không có bằng lái xe.
Mức phạt tiền đối với hành vi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông đang trong thời gian bị tước bằng lái xe là bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe ô tô
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?