Bị ngăn cản không cho thăm nom con đối với trường hợp nam nữ sống chung nhưng không kết hôn thì xử lý như thế nào?
Người trực tiếp nuôi con có được ngăn cản việc thăm nom con không?
Về việc thăm nom con tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở và trong trường hợp này người mẹ không được ngăn cản người cha tới thăm nom con.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Còn người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Bị ngăn cản không cho thăm nom con (Hình từ Internet)
Bị ngăn cản không cho thăm nom con đối với trường hợp nam nữ sống chung nhưng không kết hôn thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Theo quy định trên, đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng và có con chung thì quyền và nghĩa vụ với con của cha, mẹ thực hiện theo quy định tại Chương V Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nếu trên giấy chứng nhận khai sinh có ghi tên người cha thì việc người mẹ yêu cầu người cha đưa một số tiền rồi mới cho phép gặp con là hành vi trái quy định pháp luật, hành vi này đang xâm phạm trực tiếp đến quyền được thăm nom con của người cha (người không trực tiếp nuôi con).
Nếu trên giấy đăng ký khai sinh của con không có tên của người cha thì để thực hiện quyền thăm nom con như trên người cha phải thực hiện thủ tục nhận con tại UBND cấp xã hoặc yêu cầu Toà án xác định con.
Trường hợp này anh có hai cách để xử lý:
- Trao đổi lại với người mẹ về việc thăm nom con, nếu người mẹ vẫn ngăn cản quyền thăm nom con thì anh có thể làm đơn kiến nghị gửi đến UBND cấp xã yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi ngăn cản việc không cho người không trực tiếp nuôi dưỡng con (cha) thực hiện quyền thăm nom con theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
- Khởi kiện về việc người mẹ ngăn cản quyền thăm nom con của người cha, việc ngăn cản này vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu trên.
Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì hậu quả giải quyết thế nào?
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?