Bí mật về nhân thân là gì? Bí mật về nhân thân không thể bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đúng không?
Bí mật về nhân thân là gì?
Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản liên quan không giải thích thế nào là bí mật về nhân thân. Tuy nhiên, tại Mục 2 Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập quyền nhân thân của mỗi cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác và bao gồm các quyền sau:
(1) Quyền có họ, tên (Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015);
(2) Quyền thay đổi họ (Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015);
(3) Quyền thay đổi tên (Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015);
(4) Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015);
(5) Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015);
(6) Quyền đối với quốc tịch (Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015);
(7) Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015);
(8) Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015);
(9) Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015);
(10) Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015);
(11) Quyền xác định lại giới tính (Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015);
(12) Chuyển đổi giới tính (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015);
(13) Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015);
(14) Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, bí mật về nhân thân có thể được hiểu là bí mật của cá nhân liên quan đến 14 quyền nhân thân được đề cập tại Mục 2 Bộ luật Dân sự 2015.
Bí mật về nhân thân là gì? Bí mật về nhân thân không thể bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đúng không? (hình từ internet)
Bí mật về nhân thân không thể bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đúng không?
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Theo quy định này thì bí mật về nhân thân là một trong các bí mật không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh.
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện chung nào?
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện được nêu tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Theo đó, bí mật kinh doanh được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện chung sau:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?
Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể gồm các hành vi sau:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Lưu ý: Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?