Bị câm, điếc và không biết chữ nên không thể phổ biến nội dung trong biên bản họp gia đình, cách giải quyết như thế nào?
Truờng hợp nguời yêu cầu chứng thực không thể ký, không nghe, không nói đựơc có được chứng thực chữ ký không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
- Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
+ Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
+ Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
+ Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, truờng hợp nguời yêu cầu chứng thực không thể ký, không nghe, không nói đựơc mà nhận thấy vẫn minh mẫn, nhận thức, làm chủ đựơc hành vi của mình và việc chứng thực điểm chỉ không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký theo quy định thì vẫn đuợc chứng thực chữ ký. Trong nội dung văn bản chứng thực phải có lời chứng chứng thực điểm chỉ, lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được.
Người khuyết tật
Không được chứng thực chữ ký trong những hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, như sau:
- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bị câm, điếc và không biết chữ nên không thể phổ biến nội dung trong biên bản họp gia đình có thuộc trường hợp áp dụng đặc biệt không?
Về việc áp dụng trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
- Việc chứng thực chữ ký quy định tại các Điều 23, 24 và trường hợp không được chứng thực chữ ký tại Điều 25 của Nghị định này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.
- Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì bị câm, điếc và không biết chữ (ở đây là trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được) nên thuộc trường hợp áp dụng đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ nào theo quy định?
- muasamcong mpi gov vn đăng nhập Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào? Quy định về định dạng của tệp tin đăng tải trên Hệ thống?
- Đăng ký biến động đất đai online thì có được không? Phải đăng ký biến động đất đai trong 30 ngày đối với những trường hợp nào?
- Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào? 05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?
- Có bị bị huỷ tư cách công ty đại chúng khi vốn điều lệ đã góp của công ty cổ phần còn không đủ 30 tỷ đồng trên BCTC không?