Bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải có bao nhiêu bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa?
- Bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải có bao nhiêu bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa?
- Một bác sỹ có thể đồng thời phụ trách chuyên môn hai khoa trong cùng một bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không?
- Bác sỹ làm việc trong bệnh việc thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp nào?
Bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải có bao nhiêu bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa?
Căn cứ theo quy định khoản 5 Điều 19 Nghị định 16/2024/NĐ-CP về điều kiện nhân lực của bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thực hiện theo Điều 18 Nghị định này và các điều kiện sau:
...
4. Trang thiết bị: Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
5. Nhân lực:
a) Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian trong từng khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 50% tổng số người hành nghề trong khoa;
b) Trưởng các khoa chuyên môn phải là người hành nghề làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;
c) Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp giấy phép hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.
Như vậy, pháp luật không quy định số lượng bác sỹ cụ thể mà 01 bệnh viện lực lượng vũ trang nhân dân phải có mà , mà thay vào đó số lượng bác sỹ phải tương ứng với tổng số người hành nghề trong khoa đó.
Theo đó, số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 50% tổng số người hành nghề trong khoa.
Bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải có bao nhiêu bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa? (Hình từ Internet)
Một bác sỹ có thể đồng thời phụ trách chuyên môn hai khoa trong cùng một bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 16/2024/NĐ-CP về điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề như sau:
Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được hành nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguyên tắc đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định sau:
a) Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Một người hành nghề chỉ được phụ trách chuyên môn một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề đã được cấp;
d) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký;
e) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Theo đó, một bác sỹ không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà chỉ được phụ trách một khoa.
Ngoài ra, một bác sỹ cũng không được đồng thời làm người phụ trách khoa của bệnh viện khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Bác sỹ làm việc trong bệnh việc thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2024/NĐ-CP về quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 59, Điều 60 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
3. Ngoài quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Cơ yếu và pháp luật khác có liên quan.
Dẫn chiếu đến Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bác sỹ làm việc trong bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.
Trong tình huống này, bác sỹ phải báo cáo ngay cho người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người lãnh đạo trực tiếp của bệnh viện, cùng với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?