Bệnh truyền qua thực phẩm là gì? Người tiêu dùng khi phát hiện nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm cần khai báo với cơ quan nào?
Bệnh truyền qua thực phẩm là gì?
Bệnh truyền qua thực phẩm được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
Bệnh truyền qua thực phẩm (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cần làm gì khi phát hiện bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra?
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cần làm gì khi phát hiện bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra, thì theo điểm e khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
b) Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
c) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
d) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
đ) Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
e) Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
g) Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
h) Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm khi phát hiện bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra cần báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả.
Người tiêu dùng khi phát hiện nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm cần khai báo với cơ quan nào?
Người tiêu dùng khi phát hiện nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm cần khai báo với cơ quan được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm
1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy
cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
2. Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.
Theo đó, người tiêu dùng khi phát hiện nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm cần khai báo với:
- Ủy ban nhân dân nơi gần nhất,
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?