Bệnh tả có lây qua đường tiêu hóa không? Việc xử lý nguồn nước sau bão trong khu vực có bệnh tả bằng biện pháp gì?
Bệnh tả có lây qua đường tiêu hóa không?
Căn cứ theo Phần I Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả được ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BYT năm 2010 quy định như sau:
I. KHÁI QUÁT
Tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Tác nhân gây bệnh tả là vi khuẩn tả Vibrio cholerae, nhóm huyết thanh O1 và O139, gồm 2 týp sinh học: týp cổ điển (Classica) và týp E1 Tor. Mỗi týp sinh học lại gồm 3 týp huyết thanh là Inaba, Ogawa và Hikojima. Ở Việt Nam chủ yếu gặp 2 týp huyết thanh là Inaba, Ogawa.
Bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua săn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản. Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả là không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 - 14 ngày. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, 20% có biểu hiện mất nước nặng.
Vi khuẩn tả có thể tồn tại lâu ở vùng nước lợ nơi cửa sông hay ven biển. Trong nước vi khuẩn tả sống ký sinh chủ yếu ở các loài động, thực vật thủy sinh phù du như rong, tảo, đặc biệt ở các động vật giáp xác như tôm, cua, sò, ốc, hến…
Theo đó, tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao.
Như vậy, bệnh tả sẽ lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản.
Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả là không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 - 14 ngày. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, 20% có biểu hiện mất nước nặng.
Bệnh tả có lây qua đường tiêu hóa không? Việc xử lý nguồn nước sau bão trong khu vực có bệnh tả bằng biện pháp gì? (Hình từ Internet)
Việc xử lý nguồn nước sau bão trong khu vực có bệnh tả bằng biện pháp gì?
Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Phần II Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả được ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BYT năm 2010 quy định như sau:
II. QUY TRÌNH XỬ LÝ Ổ DỊCH
...
4.3. Xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt
- Xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5 mg/l nước. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.
- Nước ăn, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn sau đó.
- Ở thành phố cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn đúng tiêu chuẩn quy định, 0,3mg - 0,5mg/l.
4.4. Xử lý thủy vực bị ô nhiễm vi khuẩn tả
Cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng biết về sự ô nhiễm nguồn nước và các nguy cơ của nó. Đặt biển cấm sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm dưới mọi hình thức (đặt biển cấm, chăng dây cảnh báo, họp dân phổ biến trực tiếp, tuyên truyền…) để nhân dân được biết.
Đối với các thủy vực nhỏ (ao, hồ nhỏ, giếng nước, kênh, mương nhỏ … có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và các biện pháp ngăn cấm sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm khó thực hiện thì tiến hành xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ từ 20 - 30 mg/lít tùy theo mức độ ô nhiễm của nước (độ đục, rác rưởi, các chất hữu cơ có trong nước …)
Hàng tuần (7 ngày) lấy mẫu nước xét nghiệm, chỉ sử dụng nguồn nước này trở lại khi xét nghiệm mẫu nước âm tính với vi khuẩn tả trong 3 lần liên tiếp.
...
Theo đó, việc xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt sau bão trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5 mg/l nước.
Ngoài ra, trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.
Lưu ý:
- Nước ăn, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn sau đó.
- Ở thành phố cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn đúng tiêu chuẩn quy định, 0,3mg - 0,5mg/l.
Xử lý nguồn nước và tăng cường sử dụng nguồn nước sạch có phải là một biện pháp phòng bệnh tả không?
Căn cứ theo Mục 6 Phần II Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả được ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BYT năm 2010 quy định về việc phòng bệnh tả như sau:
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng các kiến thức và biện pháp vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy, tập trung vào 4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng,chống bệnh tiêu chảy cấp nghi tả:
+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
+ An toàn vệ sinh thực phẩm
+ Bảo vệ nguồn nước, dùng nước sạch
+ Nhanh chóng báo cáo khi có người bị tiêu chảy cho cơ sở y tế gần nhất.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xây dựng tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, xử lý và sử dụng phân người đúng quy cách vệ sinh và phù hợp với tình hình địa phương.
- Xử lý nguồn nước và tăng cường sử dụng nguồn nước sạch. Khử trùng nước bằng cloramin B với liều 10mg/1 lít nước. Đặc biệt chú ý việc khử trùng nước ăn uống, sinh hoạt trong điều kiện khô hạn hoặc sau lũ lụt, thiên tai, thảm họa.
- Với nguồn thực phẩm: bên cạnh việc xây dựng tập quán ăn chín, uống nước chín, cần tăng cường việc thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận động nhân dân không ăn rau sống, gỏi thịt cá, mắm tôm sống, hải sản chưa chín kỹ… khi có nguy cơ bệnh tả.
- Duy trì thường xuyên việc giám sát tiêu chảy cấp, đặc biệt chú ý các vùng trọng điểm và vào mùa dịch, kịp thời phát hiện các ca bệnh đầu tiên.
- Luôn sẵn sàng các đội chống dịch cơ động ở từng tuyến. Chuẩn bị các cơ sở dự trữ cho chống dịch tả, tối thiểu bao gồm:
+ Cơ số dịch uống và dịch truyền (Oresol, Ringer lactat, huyết thanh kiềm…);
+ Cơ số kháng sinh dự phòng khẩn cấp (ciprofloxacine, azithromycine..);
+ Hóa chất khử trùng nước và khử trùng tẩy uế chất thải (cloramin B, vôi bột…);
+ Các bộ dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, môi trường vận chuyển mẫu, các trang bị và sinh phẩm phân lập và chẩn đoán vi khuẩn tả.
Như vậy, việc xử lý nguồn nước và tăng cường sử dụng nguồn nước sạch là một trong những biện pháp phòng bệnh tả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thu phí dự thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu 800.000 đồng đã bao gồm thuế VAT chưa? Việc quản lý, sử dụng khoản thu này quy định ra sao?
- Ngành hành chính logistics trình độ trung cấp thực hiện những công việc nào? Người theo học ngành này có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
- Cách xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú mới từ 10/01/2025 thế nào?
- Dẫn chương trình Hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm 2024? Mẫu lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết Đảng bộ?
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?