Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện vào khoảng thời gian nào trong năm? Dấu hiệu để nhận biết một người mắc bệnh xuất sốt huyết Dengue là gì?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện vào khoảng thời gian nào trong năm? Dấu hiệu để nhận biết một người mắc bệnh xuất sốt huyết Dengue là gì? Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue, việc giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ, báo cáo trọng điểm được thực hiện thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện vào khoảng thời gian nào trong năm?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (Hình từ Internet)

Theo Mục I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue được ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 có quy định như sau:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA BỆNH
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.
Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm bằng phân lập/phát hiện vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên vi rút trong máu trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi sốt hoặc phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút Dengue đặc hiệu trong huyết thanh từ sau ngày thứ 5.
Tác nhân gây bệnh: do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4.
Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.
Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.
Phòng chống bệnh SXHD: Đến nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD.

Theo đó, bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.

Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11.

Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh sốt xuất huyết Dengue phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

Dấu hiệu để nhận biết một người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?

Theo tiết a tiểu mục 1.1 Mục III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue được ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 quy định thì:

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH
A. GIÁM SÁT DỊCH TỄ
...
1. Giám sát bệnh nhân SXHD
1.1. Định nghĩa ca bệnh
a) Ca bệnh giám sát (ca bệnh lâm sàng):
Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
+ Vật vã, li bì.
+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
b) Ca bệnh xác định:
Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA (phát hiện IgM hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR.
c) Phân loại ca bệnh:
Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXHD của Bộ Y tế.

Như vậy trên đây là các dấu hiệu nhận biết khi một người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue đó là người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành sốt xuất huyết Dengue trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.

+ Da xung huyết, phát ban.

+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

+ Vật vã, li bì.

+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue, việc giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ, báo cáo trọng điểm được thực hiện thế nào?

Theo tiểu mục 1.2, tiểu mục 1.3 Mục III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue được ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014:

* Về giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ

- Hoạt động giám sát, thống kê báo cáo bệnh sốt xuất huyết Dengue thực hiện theo Hướng dẫn khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.

- Những thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue trong giám sát, báo cáo thường kỳ

Cần thu thập những thông tin về tình hình bệnh nhân trong cộng đồng và những bệnh nhân được tiếp nhận khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân:

+ Số lượng mắc, chết (số ca lâm sàng, số ca xác định) theo định nghĩa và phân loại ca bệnh. Phân theo nhóm tuổi £ 15 và > 15 tuổi.

+ Tên địa phương có ca bệnh.

+ Thời gian mắc bệnh (theo mẫu báo cáo của dự án).

- Mẫu báo cáo

+ Theo mẫu báo cáo kèm theo Hướng dẫn khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.

+ Các biểu mẫu báo cáo riêng của Chương trình phòng chống sốt xuất huyết quốc gia ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

- Thời gian gửi báo cáo

Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và quy định cụ thể theo từng mẫu báo cáo điều tra tại Hướng dẫn này.

Khi có tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh có trách nhiệm thu thập thông tin đầy đủ theo mẫu “Phiếu điều tra tử vong do sốt xuất huyết Dengue” và gửi ngay về Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ (VSDT)/Pasteur phụ trách khu vực và tỉnh, thành phố nơi trường hợp tử vong cư trú trước đó (trong trường hợp ca tử vong là người ngoại tỉnh).

* Về giám sát và thống kê báo cáo trọng điểm

- Mục tiêu giám sát trọng điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue: xác định xu hướng diễn tiến bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một địa phương thông qua việc kết hợp và phân tích các dữ liệu liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue gồm số liệu ca bệnh, các chỉ số véc tơ và xét nghiệm phát hiện vi rút Dengue.

- Chọn cơ sở thực hiện giám sát trọng điểm

+ Tuyến khu vực:

Mỗi khu vực chọn 2 tỉnh để giám sát trọng điểm, riêng Tây Nguyên chọn 1 tỉnh. Tại mỗi tỉnh chọn 1 điểm giám sát tại bệnh viện tuyến quận/huyện/thị xã và 1 điểm giám sát tại cộng đồng (1 xã/phường không phải xã/phường trọng điểm của tỉnh).

+ Tuyến tỉnh:

++ Điểm giám sát tại bệnh viện: mỗi tỉnh chọn 01 điểm giám sát (01 bệnh viện tuyến huyện). Số lượng điểm giám sát có thể mở rộng tùy theo khả năng của từng tỉnh.

++ Điểm giám sát cộng đồng: Mỗi tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm tại cộng đồng theo tỷ lệ phần trăm số xã/phường trọng điểm được quy định cụ thể trong kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Nội dung giám sát trọng điểm:

+ Tại bệnh viện:

++ Phát hiện, báo cáo điều tra, lấy mẫu và xét nghiệm tất cả các ca bệnh đến khám hoặc nhập viện theo định nghĩa ca bệnh giám sát.

++ Báo cáo theo mẫu phiếu điều tra bệnh nhân (Mẫu 1a, 1b, Mẫu 2 của Hướng dẫn này và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm).

+ Tại cộng đồng (xã/phường/thị trấn):

++ Giám sát bệnh nhân, báo cáo theo mẫu phiếu điều tra bệnh nhân (Mẫu 1a, 1b, Mẫu 2 của Hướng dẫn này và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm).

++ Giám sát véc tơ

++ Giám sát huyết thanh

Bệnh sốt xuất huyết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có vắc xin phòng bệnh do Virus Marburg chưa? Đã có thuốc điều trị bệnh do Virus Marburg chưa? Cách điều trị bệnh do Virus Marburg?
Pháp luật
Virus Marburg là gì? Mắc bệnh do Virus Marburg có biểu hiện thường gặp gì? Thời gian ủ bệnh do Virus Marburg bao lâu?
Pháp luật
Tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2022: Những điều cần nhớ khi mắc bệnh?
Pháp luật
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Marburg có những biểu hiện, triệu chứng gì? Bệnh có lây truyền hay không?
Pháp luật
Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết là gì? Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết diễn ra như thế nào?
Để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố thực hiện nội dung gì?
Để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố thực hiện nội dung gì?
Pháp luật
Để hạn chế tử vong vì bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện những biện pháp nào? Tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được tiến hành thực hiện ra sao?
Pháp luật
Giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ về bệnh sốt xuất huyết Dengue phải cập nhật những thông tin gì?
Pháp luật
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu đẩy mạnh tổng vệ sinh, triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các cơ sở giáo dục?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sốt xuất huyết
2,301 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sốt xuất huyết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh sốt xuất huyết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào