Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh này thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa bệnh
Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh phát sinh do cơ thể người lao động bị chiếu xạ quá liều trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bức xạ ion hóa trong môi trường lao động, bao gồm: photon (tia X, tia gamma), hạt điện tử, nơtron, proton, các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các ion nặng và các Muon, các Pion tích điện.
Như vậy, bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh phát sinh do cơ thể người lao động bị chiếu xạ quá liều trong quá trình lao động.
Yếu tố gây ra bệnh này là bức xạ ion hóa trong môi trường lao động, bao gồm: photon (tia X, tia gamma), hạt điện tử, nơtron, proton, các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các ion nặng và các Muon, các Pion tích điện.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh phóng xạ nghề nghiệp thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh phóng xạ nghề nghiệp thì được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Người lao động dễ mắc phải bệnh phóng xạ nghề nghiệp nếu làm những công việc nào?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
3.1. Tiến hành công việc bức xạ
a) Sản xuất chất phóng xạ:
Làm việc tại mỏ uranium hoặc mỏ khoáng có chất phóng xạ, nhà máy xử lý quặng phóng xạ, tinh chế làm giầu chất phóng xạ, vận hành lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ;
b) Sử dụng phóng xạ:
- Trong công nghiệp: sử dụng bức xạ ion hóa để đo độ dày, tỷ trọng, kiểm tra cấu trúc bên trong bê tông, mối hàn; sử dụng chất đánh dấu để kiểm tra mạch nước ngầm;
- Trong nông nghiệp: sử dụng chất đánh dấu trong nghiên cứu sinh lý động, thực vật; sử dụng bức xạ ion hóa để bảo quản thực phẩm, triệt sản côn trùng, tạo giống cây trồng mới;
- Trong y tế:
+ Sử dụng tia X trong chẩn đoán, điều trị (X quang, cắt lớp vi tính, can thiệp mạch);
+ Sử dụng đồng vị phóng xạ trong thăm dò chức năng một số cơ quan; chẩn đoán và điều trị bệnh (SPECT, SPECT/CT PET, PET/CT, PET/MRI, xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát);
c) Vận chuyển, lưu trữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;
d) Làm việc tại khu vực có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1000 Bq/m3 không khí
đ) Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
e) Thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ.
3.2. Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa
Như vậy, người lao động dễ mắc phải bệnh phóng xạ nghề nghiệp nếu làm những công việc sau:
Tiến hành công việc bức xạ
- Sản xuất chất phóng xạ: Làm việc tại mỏ uranium hoặc mỏ khoáng có chất phóng xạ, nhà máy xử lý quặng phóng xạ, tinh chế làm giầu chất phóng xạ, vận hành lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ;
- Sử dụng phóng xạ:
+ Trong công nghiệp: sử dụng bức xạ ion hóa để đo độ dày, tỷ trọng, kiểm tra cấu trúc bên trong bê tông, mối hàn; sử dụng chất đánh dấu để kiểm tra mạch nước ngầm;
+ Trong nông nghiệp: sử dụng chất đánh dấu trong nghiên cứu sinh lý động, thực vật; sử dụng bức xạ ion hóa để bảo quản thực phẩm, triệt sản côn trùng, tạo giống cây trồng mới;
+ Trong y tế:
++ Sử dụng tia X trong chẩn đoán, điều trị (X quang, cắt lớp vi tính, can thiệp mạch);
++ Sử dụng đồng vị phóng xạ trong thăm dò chức năng một số cơ quan; chẩn đoán và điều trị bệnh (SPECT, SPECT/CT PET, PET/CT, PET/MRI, xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát);
- Vận chuyển, lưu trữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;
- Làm việc tại khu vực có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1000 Bq/m3 không khí
- Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
- Thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ.
Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?