Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người hay không?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có nêu như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1.1
Bệnh nhiệt thán / bệnh than (anthrax)
Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra ở nhiều loài động vật và có thể lây sang người.
3.1.2
Bacillus anthracis
Trực khuẩn gram dương, hiếu khí, không di động, có hình thành giáp mô và nha bào, chiều rộng có kích thước từ 1 μm đến 1,2 μm và chiều dài có kích thước từ 3 μm đến 5 μm.
...
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có quy định về đặc điểm dịch tễ của gia súc khi mắc bệnh nhiệt thán như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh thường xảy ra ở những vùng trước đó đã xuất hiện bệnh, hoặc do vận chuyển gia súc từ vùng có dịch nhiệt thán đến.
- Bệnh thường phát sinh vào mùa nóng ẩm, những tháng mưa nhiều hay cuối xuân đầu hè.
- Động vật ăn cỏ mẫn cảm nhất với bệnh. Lợn ít cảm nhiễm với bệnh hơn và thường mắc ở thể cục bộ. Người cũng dễ bị nhiễm bệnh.
- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn, nước uống... có lẫn nha bào nhiệt thán. Bệnh cũng lây lan qua đường hô hấp hay các vết thương trên da.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu trên thì bệnh nhiệt thán ở gia xúc là loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra và có thể lây sang người.
Động vật ăn cỏ mẫn cảm nhất với bệnh. Lợn ít cảm nhiễm với bệnh hơn và thường mắc ở thể cục bộ. Người cũng dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh nhiệt thán lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn, nước uống... có lẫn nha bào nhiệt thán. Bệnh cũng lây lan qua đường hô hấp hay các vết thương trên da.
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không? (Hình từ Internet)
Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh nhiệt thán không?
Theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh nhiệt thán
Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể là: da, lông, xương. Việc lấy mẫu bệnh phẩm được thực hiện như sau:
- Lấy mẫu máu: Sát trùng vị trí lấy mẫu bằng bông cồn. Dùng bơm tiêm lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai và sát trùng kỹ nơi lấy máu bằng bông cồn.
- Lấy dịch ngoáy mũi: Dùng tăm bông đưa vào mũi gia súc, xoay tròn tăm bông và từ từ rút ra; Lấy tăm bông thứ 2 làm tương tự ở mũi còn lại. Cho cả 2 tăm bông vào ống đã có môi trường bảo quản.
- Lấy mẫu từ các ung trên da hoặc các vết loét: Dùng tăm bông xoay tròn tăm bông vào các ung hoặc vết loét để lấy được dịch. Cho tăm bông có mẫu dịch vào ống đã có môi trường bảo quản.
- Lấy dịch ở các lỗ tự nhiên: Dùng bông hoặc tăm bông hoặc bơm kim tiêm hút lấy dịch. Cho tăm bông có mẫu dịch, dịch hút vào ống đã có môi trường bảo quản . Sát trùng tại nơi lấy mẫu bằng bông cồn và dùng bông cồn nút lỗ tự nhiên.
- Lấy mẫu tai: Sát trùng vùng da tai bằng bông cồn, dùng pank, kéo (5.19) kẹp để cắt một mẩu tai (khoảng 3 cm2) rồi cho vào lọ hay ống nghiệm đã có môi trường bảo quản, đậy nút kín. Sát trùng lại nơi đã cắt bằng bông cồn.
CẢNH BÁO: Gia súc nghi mắc bệnh nhiệt thán, tuyệt đối không được mổ xác chết. Trong trường hợp bắt buộc phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm thi sinh thiết lách.
- Lấy mẫu lách: Sát trùng nơi định lấy mẫu bằng bông cồn rồi dùng dao mổ rạch một đường nhỏ sau cung xương sườn thứ 8 bên trái để lấy một mẩu lách. Sau khi đã lấy được mẩu lách dùng lửa đốt kỹ chỗ mổ hoặc dùng bông cồn nút vào chỗ vừa mổ.
LƯU Ý: Lấy bệnh phẩm cẩn thận, tránh để mầm bệnh vương vãi ra ngoài môi trường. Vị trí lấy mẫu phải được sát trùng cẩn thận; rác thải phát phát sinh trong quá trình lấy mẫu cần được thu gom để xử lý theo quy định và môi trường xung quanh phải được tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Nhiệt độ bảo quản mẫu bệnh phẩm dùng để tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc không được quá bao nhiêu độ?
Tại tiết 7.1.2 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có nêu như sau:
Lấy mẫu, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm
...
7.1.2 Bảo quản mẫu
- Mỗi bệnh phẩm được giữ trong dụng cụ đựng mẫu (5.24) có môi trường bảo quản, đóng kín, dán nhãn, ghi rõ bệnh phẩm nghi mắc bệnh nhiệt thán.
- Dụng cụ chứa mẫu bệnh phẩm được bảo quản lạnh khoảng 2 °C đến 8 °C.
- Mẫu bệnh phẩm phải có giấy yêu cầu xét nghiệm kèm theo ghi rõ bệnh sử, triệu chứng, bệnh tích, đặc điểm dịch tễ của gia súc.
Theo tiêu chuẩn trên thì nhiệt độ bảo quản mẫu bệnh phẩm dùng để tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc từ 2 °C đến 8 °C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?