Bệnh nấm phổi ở gà do loại vi khuẩn nào gây nên? Bệnh nấm phổi thường xuất hiện ở gà từ bao nhiêu ngày tuổi trở lên?
Bệnh nấm phổi ở gà do loại vi khuẩn nào gây nên?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm quy định về vi khuẩn gây bệnh nấm phổi ở gà như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm (aspergillosis in poultry disease) Bệnh nấm phổi ở gia cầm do giống nấmAspergillus gây ra.
CHÚ THÍCH: Các loài nấm thường gây bệnh bao gồm A. fumigates, A. flavus, A. terreus, A. niger, A. nidulans, và A. glaucus. Trong đó A. fumigatus có vai trò gây bệnh quan trọng nhất và là nguyên nhân của 95 % số ca mắc bệnh, tiếp theo là A. flavus, các loại nấm khác ít khi phân lập được từ các trường hợp nhiễm bệnh. Bệnh nấm Aspergillus ở gia cầm không phải là bệnh truyền nhiễm mà là bệnh có tính chất cơ hội và không lây sang người. Gia cầm bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh khác hoặc gặp các yếu tố gây stress rất dễ mắc bệnh. Chim cút nhật mẫn cảm nhất với nấm Aspergillus, tiếp theo là gà.
Theo đó bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm (aspergillosis in poultry disease) Bệnh nấm phổi ở gia cầm do giống nấm Aspergillus gây ra.
Các loài nấm thường gây bệnh bao gồm A. fumigates, A. flavus, A. terreus, A. niger, A. nidulans, và A. glaucus.
Trong đó A. fumigatus có vai trò gây bệnh quan trọng nhất và là nguyên nhân của 95 % số ca mắc bệnh, tiếp theo là A. flavus, các loại nấm khác ít khi phân lập được từ các trường hợp nhiễm bệnh.
Bệnh nấm phổi gây suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh khác hoặc gặp các yếu tố gây stress rất dễ mắc bệnh.
Bệnh nấm phổi ở gà do loại vi khuẩn nào gây nên? (Hình từ Internet)
Bệnh nấm phổi thường xuất hiện ở gà từ bao nhiêu ngày tuổi trở lên?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh nấm phổi như sau:
Cách tiến hành
5.1 Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1 Đặc điểm dịch tễ
- Gà con có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở gà lớn.
- Bệnh phát thành dịch ở những nơi chăn nuôi tập trung.
- Bệnh thường xảy ra khi gia cầm ăn thức ăn nhiễm nấm hoặc môi trường nuôi có nấm Aspergilus.
5.1.2 Triệu chứng
- Khó thở, thở hổn hển, gia cầm vươn cổ và há mồm ra để thở. Chảy nhiều dịch từ mồm, mũi, mắt.
- Có thể có triệu chứng thần kinh, mất thăng bằng, trẹo cổ. Mắt sưng.
- Giảm ăn, gầy mòn, uống nước nhiều và bài thải nước nhiều. Gia cầm giảm đẻ.
- Ở thể cấp tính, gia cầm chết từ 1 ngày đến 2 ngày.
- Tỉ lệ chết cao ở gia cầm con (có thể lên tới trên 90 %).
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì không xác định rõ số ngày tuổi ở gà thường mắc bệnh nấm phổi. Tuy nhiên gà con có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở gà lớn.
Bệnh phát thành dịch ở những nơi chăn nuôi tập trung và thường xảy ra khi gia cầm ăn thức ăn nhiễm nấm hoặc môi trường nuôi có nấm Aspergilus.
Một số triệu chứng lâm sàng mà người nuôi có thể nhận biết khi gà mắc bệnh nấm phổi như sau:
- Khó thở, thở hổn hển, gia cầm vươn cổ và há mồm ra để thở. Chảy nhiều dịch từ mồm, mũi, mắt.
- Có thể có triệu chứng thần kinh, mất thăng bằng, trẹo cổ. Mắt sưng.
- Giảm ăn, gầy mòn, uống nước nhiều và bài thải nước nhiều. Gia cầm giảm đẻ.
- Ở thể cấp tính, gia cầm chết từ 1 ngày đến 2 ngày.
- Tỉ lệ chết cao ở gia cầm con (có thể lên tới trên 90 %).
Để chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà thì cần chuẩn bị những gì để tiến hành thí nghiệm?
Theo Mục 3 và Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm thì một số thuốc thử, thiết bị và dụng cụ dùng trong thi nghiệm để chẩn đoán bệnh nấm phối ở gà gồm:
(1) Thuốc thử và vật liệu thử
Trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
- Môi trường thạch dextroza Sabuouraud (Sabuouraud dextrose agar), hoặc các môi trường khác để nuôi cấy nấmAspergillus (thương phẩm): thạch Czapek (Czapek’s solution agar), thạch dextroza khoai tây (Potato dextrose agar).
- Dung dịch KOH 20 %.
- Thuốc nhuộm LPCB (lactophenol cotton blue).
(2) Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm vi sinh thông thường và cụ thể như sau:
- Buồng cấy
- Nồi hấp
- Tủ ấm
- Tủ sấy
- Kính lúp
- Que cấy
- Đèn cồn
- Panh
- Kéo
- Đĩa Petri
- Lọ thủy tinh các cỡ: 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1000 ml
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?