Bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm sang cho người không? Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn cần được lấy như thế nào?

Cho tôi hỏi bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm từ lợn mắc bệnh sang cho người nuôi hay không? Cần lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn như thế nào để chẩn đoán bệnh và thực hiện phương pháp nhuộm giemsa ra sao để xác định được lợn có mắc bệnh đóng dấu lợn không? Anh Tài từ Đồng Nai đặt câu hỏi.

Bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm sang cho người không?

Bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm sang cho người không?

Bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm sang cho người không? (Hình từ Internet)

Theo tiết 5.1.1 tiểu mục 5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn quy định về đặc điểm dịch tễ như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Vi khuẩn có thể phân lập được từ khoảng 50 loài động vật bao gồm: chim, cá, bò sát, động vật có vú; nhưng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở lợn. Lợn 3 tháng đến 3 năm tuổi mẫn cảm nhất với bệnh, lợn dưới 2 tháng tuổi ít mắc bệnh do có miễn dịch thụ động.
- Vi khuẩn có thể gây bệnh ở người, nguy cơ mắc bệnh đóng dấu cục bộ tại nơi da có vết trầy xước. Một số trường hợp người mắc bệnh bị viêm nội tâm mạc và bại huyết cấp tính. Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người.
- Bệnh lây truyền trực tiếp do tiếp xúc giữa lợn mắc bệnh và lợn khỏe hoặc gián tiếp qua các yếu tố trung gian như: phân, nước tiểu, chất độn chuồng hoặc chất tiết của miệng, mũi.
- Bệnh đóng dấu lợn có thể xảy ra quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa hè và cuối mùa đông sang mùa xuân.
- Lợn khỏe mạnh có thể mang trùng, vi khuẩn thường cư trú tại hạch amiđan và các tổ chức lympho.
- Tỷ lệ nhiễm bệnh cao và tỷ lệ chết cao ở những nơi không được tiêm phòng.
...

Theo đó, vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae gây nên bệnh đóng dấu lợn có thể gây bệnh ở người, nguy cơ mắc bệnh đóng dấu cục bộ tại nơi da có vết trầy xước. Một số trường hợp người mắc bệnh bị viêm nội tâm mạc và bại huyết cấp tính. Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người.

Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn cần được lấy như thế nào?

Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
Bệnh phẩm bao gồm:
Lợn sống: lấy máu ở vịnh tĩnh mạch cổ hoặc ở tai hoặc ở đuôi. Lấy máu có bổ sung chất chống đông là heparin, citrat natri hoặc ethylene diamine tetra-acetic acid (EDTA).
Lợn chết: lấy gan, lách, tim, dịch khớp.
Lấy mẫu vô trùng từ 50 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...

Nếu lựa chọn lợn sống để lấy mẫu bệnh phẩm thì cần lấy máu ở vịnh tĩnh mạch cổ hoặc ở tai hoặc ở đuôi. Lấy máu có bổ sung chất chống đông là heparin, citrat natri hoặc ethylene diamine tetra-acetic acid (EDTA).

Trường hợp chọn lợn đã chết thì lấy gan , lách, tim hoặc dịch khớp ở lợn để làm mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh đóng dấu lơn.

Lấy mẫu vô trùng từ 50 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.

Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.

Chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn bằng phương pháp nhuộm Giemsa thực hiện như thế nào?

Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn quy định về phương pháp nhuộm Giemsa chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn như sau:

Phương pháp nhuộm Giemsa

B.1. Thuốc thử
Dung dịch Giemsa đậm đặc
Giemsa dạng bột 1,0 g

Glyxerin [C3H5(OH)3] 66 ml

Metanol nguyên chất 66 ml

Làm nóng glyxerin đến khoảng 55 °C đến 60 °C trong nồi đun cách thủy. Thêm thuốc nhuộm Giemsa trộn đều và ủ trong 2 h. Sau đó để nguội và thêm cồn methanol vào và giữ trong khoảng 2 tuần trước khi sử dụng.
Khi sử dụng pha loãng theo tỷ lệ 1/10 (phần thể tích) trong dung dịch đệm phosphate 0,01 M (pH = 7,0) và giữ trong 30 min.

Dung dịch đệm phosphate

Dung dịch Natri phosphat, Na2HPO4 (9,47 g /l)
hoặc Na2HPO4.2H2O (11,87 g /l) 61,1 ml

Dung dịch Kali phosphat, KH2PO4 (9,08 g /I) 38,9 ml

Nước 900 ml

CHÚ THÍCH: có thể sử dụng thuốc nhuộm Giemsa thương mại và pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
B.2. Cách tiến hành
Nhỏ dung dịch Giemsa ngập tiêu bản (đã cố định), để trong 20 min đến 30 min, rồi rửa nhanh với nước và sấy khô.
B.3. Xem tiêu bản
Nhỏ 1 giọt dầu vào tiêu bản và xem tiêu bản bằng kính hiển vi (xem 4.2) với vật kính độ phóng đại 100 lần.

Theo đó, cần chuẩn bị dung dịch Giemsa đậm đặc: làm nóng glyxerin đến khoảng 55 °C đến 60 °C trong nồi đun cách thủy. Thêm thuốc nhuộm Giemsa trộn đều và ủ trong 2 h. Sau đó để nguội và thêm cồn methanol vào và giữ trong khoảng 2 tuần trước khi sử dụng.

Khi sử dụng pha loãng theo tỷ lệ 1/10 (phần thể tích) trong dung dịch đệm phosphate 0,01 M (pH = 7,0) và giữ trong 30 min.

Nhỏ dung dịch Giemsa ngập tiêu bản (đã cố định), để trong 20 min đến 30 min, rồi rửa nhanh với nước và sấy khô.Nhỏ 1 giọt dầu vào tiêu bản và xem tiêu bản bằng kính hiển vi với vật kính độ phóng đại 100 lần để xem hình thái vi khuẩn.

Bệnh đóng dấu lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Kiểm tra đặc tính sinh hóa H2S để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn như thế nào?
Pháp luật
Phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn được tiến hành như thế nào? Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR là cặp mồi nào?
Pháp luật
Khi lợn mắc bệnh đóng dấu lợn ở thể cấp tính thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Bệnh đóng dấu lợn do tác nhân nào gây nên?
Pháp luật
Bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm sang cho người không? Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn cần được lấy như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh đóng dấu lợn
4,314 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đóng dấu lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh đóng dấu lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào