Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê hay cừu? Bệnh tích trong xoang miệng của dê tập trung chủ yếu ở đâu?

Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê hay cừu? Bệnh tích trong xoang miệng của dê mắc bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ tập trung chủ yếu ở đâu? Phân biệt bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ ở dê với các bệnh khác như thế nào?

Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê hay cừu?

Căn cứ tại 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ có nêu như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ.
- Bệnh được cho là xảy ra chủ yếu trên dê và cừu, dê thường mẫn cảm hơn cừu và có xu hướng trầm trọng hơn. Bệnh cũng được thông báo xuất hiện trên lạc đà. Trâu, bò có thể nhiễm vi rút, nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và không thấy có sự bài thải vi rút trên những động vật này.
- Động vật khỏe mắc bệnh do tiếp xúc với động vật bị bệnh. Vi rút thường xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa thông qua tiếp xúc, không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, xe chở gia súc bệnh có chứa mầm bệnh. Phân, nước tiểu, sữa và các sản phẩm sảy thai của gia súc bệnh chứa lượng lớn vi rút.
- Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: độc lực của vi rút, loài động vật cảm thụ, tuổi, giống, tình trạng miễn dịch và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, tỷ lệ mắc có thể lên tới 100 % với tỷ lệ chết 90 % trong trường hợp mắc bệnh cấp tính.
- Bệnh biến đổi theo mùa, các ổ dịch thường xảy ra nhiều hơn trong mùa mưa và lúc hanh khô. Hoạt động tập trung buôn bán động vật cũng làm tăng khả năng bùng phát dịch.
- Vi rút có thề tồn tại trong thời gian dài trong mô lạnh hoặc đông lạnh, nhưng dễ bị bất hoạt trong điều kiện môi trường và các tác nhân vật lý, hóa học.

Như vậy, bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ xảy ra chủ yếu trên dê và cừu nhưng thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê và dê thường mẫn cảm hơn cừu.

Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ cũng được thông báo xuất hiện trên lạc đà. Trâu, bò có thể nhiễm vi rút, nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và không thấy có sự bài thải vi rút trên những động vật này.

Vi rút thường xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa của động vật khỏe khi tiếp xúc với động vật bị bệnh, không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, xe chở gia súc bệnh có chứa mầm bệnh.

Phân, nước tiểu, sữa và các sản phẩm sảy thai của gia súc bệnh chứa lượng lớn vi rút.

Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết tùy thuộc vào nhiều yếu tố độc lực của vi rút, loài động vật cảm thụ, tuổi, giống, tình trạng miễn dịch và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 100 % với tỷ lệ chết 90 % trong trường hợp mắc bệnh cấp tính.

Bệnh biến đổi theo mùa, các ổ dịch thường xảy ra nhiều hơn trong mùa mưa và lúc hanh khô. Hoạt động tập trung buôn bán động vật cũng làm tăng khả năng bùng phát dịch.

Vi rút có thề tồn tại trong thời gian dài trong mô lạnh hoặc đông lạnh, nhưng dễ bị bất hoạt trong điều kiện môi trường và các tác nhân vật lý, hóa học.

Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê hay cừu? Bệnh tích trong xoang miệng của dê tập trung chủ yếu ở đâu?

Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê hay cừu? (Hình từ Internet)

Bệnh tích trong xoang miệng của dê mắc bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ tập trung chủ yếu ở đâu?

Căn cứ tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thì động vật khi mắc bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thì khi dê mắc bệnh có bệnh tích đại thể như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
...
6.3 Bệnh tích đại thể
- Bệnh tích trong xoang miệng tập trung chủ yếu ở lưỡi, môi, nướu răng. Trên bề mặt lưỡi phủ đầy fibrine, lớp mảng nhầy màu vàng.
- Có hiện tượng xuất huyết, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa, có thể kéo dài từ niêm mạc miệng đến van hồi manh tràng. Vùng xung huyết hoặc xuất huyết đặc trưng của bệnh có thể xuất hiện dọc theo các nếp gấp của phần ruột già (dải ngựa vằn).
- Phổi bị phù,viêm phổi kẽ và xuất huyết. Có hiện tượng tắc nghẽn thức ăn trong ruột. Mảng payer bị hoại tử, hạch lympho sưng to. Gan, lách có hiện tượng xuất huyết và hoại tử.
...

Như vậy, bệnh tích trong xoang miệng của dê mắc bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ tập trung chủ yếu ở lưỡi, môi, nướu răng. Trên bề mặt lưỡi cảu dê phủ đầy fibrine, lớp mảng nhầy màu vàng.

Phân biệt bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ ở dê với các bệnh khác như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thì động vật khi mắc bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có các triệu chứng sau:

- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 4-6 ngày, đôi khi kéo dài khoảng 3-10 ngày.

- Trong trường hợp cấp tính, con vật sốt cao lên tới 41 °C, kéo dài 3-5 ngày đi kèm với các biểu hiện: ủ rũ, kém ăn, giảm vận động, miệng khô, mắt mũi kết dử.

- Xoang miệng có những vết lờ loét, tăng tiết nước bọt, xuất hiện cả mảng fibrin trên lưỡi.

Trong giai đoạn sau của bệnh, con vật bị viêm phổi, ho dữ dội và thở thể bụng, tiêu chảy mất nước trầm trọng, con vật giảm cân dần và trường hợp nặng dẫn đến tử vong.

- Động vật mang thai có thể bị sảy thai.

Theo đó, tại tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thì phân biệt bệnh với các bệnh như sau:

(1) Bệnh lưỡi xanh:

- Con vật sốt, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, có xuất hiện mụn nước và các vết loét quanh miệng, niêm mạc bị hoại tử hoặc bong tróc.

- Lưỡi bị tím tái và nhô ra khỏi miệng.

- Vành móng bị bong tróc và xung huyết, con vật đau móng và có thể bị què.

(2) Bệnh lở mồm long móng:

- Niêm mạc miệng, môi, lưỡi, chân răng đỏ ửng, khô, nóng. Mụn nước xuất hiện bên trong má, mép, chân răng, và bề mặt lưỡi.

- Mụn nước không có mủ, nước bọt chảy đầy quanh miệng và có thể nhỏ chảy thành sợi dài.

- Con vật bị viêm, sưng vành móng, có thể bong tróc móng và bị què.

(3) Bệnh đậu cừu, đậu dê:

- Con vật sốt, mí mắt sưng, tiết đầy dịch trong mồm và mũi.

- Xuất hiện các nốt đậu ở những vùng da mỏng, ít lông và ở miệng gây nên viêm mũi, kết mạc và tuyến lệ.

Bệnh dịch tả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ thường có xu hướng trầm trọng hơn ở dê hay cừu? Bệnh tích trong xoang miệng của dê tập trung chủ yếu ở đâu?
Pháp luật
Triệu chứng lâm sàng bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật có biểu hiện gì? Lấy mẫu huyết thanh bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phát hiện bệnh dịch tả ở vịt qua các triệu chứng lâm sàng thế nào? Quy trình chẩn đoán được thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh dịch tả
282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh dịch tả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh dịch tả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào