Bệnh béo phì nguyên nhân do đâu và có bao nhiêu dạng? Mục tiêu điều trị bệnh béo phì được quy định như thế nào?
Bệnh béo phì nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân sinh bệnh béo phì theo Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 cụ thể:
Nguyên nhân về dinh dưỡng
* Nguyên nhân dinh dưỡng của béo phì là đa dạng, chủ yếu do:
- Tăng quá mức lượng năng lượng ăn vào
- Ăn quá nhiều: nghĩa là ăn một lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể.
* Người ăn quá mức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Thói quen của gia đình
+ Sự chủ quan của người ăn nhiều
- Chế độ ăn “giàu” chất béo
- Ở trẻ em: tiêu thụ quá nhiều chất ngọt làm tăng nguy cơ béo phì
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít hơn 3 tháng thường đi kèm với tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em khi đến trường.
Nguyên nhân di truyền
Tế bào mỡ dễ dàng phân chia theo một trong hai cách:
- Quá sản: vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ (tăng gấp 3 - 4 lần), xảy ra cho trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị.
- Phì đại: tế bào mỡ to ra do gia tăng sự tích tụ mỡ nhưng không tăng số lượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn.
Nguyên nhân nội tiết
- Tổn thương hạ đồi do chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, giảm gonadotropin.
- Hội chứng béo phì – sinh dục
- Suy giáp
- Cường thượng thận
- U tụy tiết insulin
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Nguyên nhân mô bệnh học
- Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào mỡ có thể bình thường.
- Phì đại tế bào mỡ mà số lượng tế bào mỡ không tăng hoặc chỉ tăng khi các tế bào mỡ phì to hết cỡ.
Nguyên nhân do sử dụng thuốc
- Hormon steroide
- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, IMAO)
- Benzodiazepine
- Lithium
- Thuốc chống loạn thần
Nguyên nhân khác
- Lối sống tĩnh tại, lười hoạt động thể lực
- Bỏ hút thuốc lá. Cần chủ động phòng thừa cân, béo phì khi bỏ thuốc lá
- Hút thuốc khi mang thai: con cái của các bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ gia tăng trọng lượng đáng kể về sau này.
>> Lưu ý: Bệnh nhân béo phì có thể do có nhiều nguyên nhân phối hợp.
Bệnh béo phì (Hình từ Internet)
Bệnh béo phì có bao nhiêu dạng?
Các dạng của béo phì tại Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
Béo phì dạng nam (béo phì phần trên cơ thể, béo phì kiểu bụng, béo phì hình quả táo, béo phì trung tâm)
- Mỡ phân bố nhiều ở bụng, thân, vai, cánh tay, cổ, mặt. Vẻ mặt hồng hào
- Cơ vẫn phát triển khác với hội chứng Cushing
- Dạng béo phì này thường xảy ra ở người ăn nhiều.
Béo phì dạng nam thường dễ dẫn đến các biến chứng về chuyển hóa như hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường,đái tháo đường típ 2, bệnh gút, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh túi mật, ung thư vú,…
Béo phì dạng nữ (béo phì phần dưới cơ thể, béo phì hình quả lê)
- Mỡ phân bố chủ yếu ở phần dưới của cơ thể (khung chậu, vùng thắt lưng, mông, đùi)
- Da xanh
- Cơ ít phát triển
- Thường bị suy nhược
- Thường kèm suy tĩnh mạch, rối loạn kinh nguyệt ở nữ
Béo phì hỗn hợp
Mỡ phân bố khá đồng đều. Các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp.
Mục tiêu điều trị bệnh béo phì được quy định như thế nào?
Mục tiêu điều trị bệnh béo phì được quy định theo Mục 6 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ
6.1. Mục tiêu và nguyên tắc chung
6.1.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Việc quản lý và điều trị béo phì có mục tiêu rộng hơn là giảm cân đơn thuần mà còn cần giảm nguy cơ các biến chứng và cải thiện sức khỏe. Những điều này có thể đạt được bằng cách giảm cân vừa phải, cải thiện hàm lượng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống và kể cả vận động và tập thể dục mức độ trung bình. Điều trị tốt béo phì có thể làm giảm nhu cầu điều trị bệnh đồng mắc. Điều trị thích hợp cho béo phì ngoài việc kiểm soát cân nặng nên bao gồm điều trị các biến chứng: quản lý rối loạn lipid máu, tối ưu hóa kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, điều trị tăng huyết áp, quản lý rối loạn hô hấp (như hội chứng ngưng thở khi ngủ), chú ý đến kiểm soát cơn đau và nhu cầu vận động trong viêm khớp, quản lý rối loạn tâm lý xã hội, bao gồm rối loạn cảm xúc, rối loạn ăn uống và giảm lòng tự trọng, và suy nghĩ tiêu cực về hình ảnh cơ thể. Bối cảnh kinh tế xã hội của bệnh nhân cũng cần được tính đến trong việc thiết lập chiến lược điều trị.
- Mục tiêu giảm cân thực tế: Giảm cân 5-15% trong khoảng thời gian 6 tháng là thực tế và đã được chứng minh mang lại lợi ích sức khỏe. Có thể cân nhắc giảm cân nhiều hơn (20% trở lên) đối với những người có mức độ béo phì cao hơn (BMI ≥ 35 kg/m2). Duy trì giảm cân và phòng ngừa và điều trị các bệnh đồng mắc là hai tiêu chí chính để thành công.
- Theo dõi người bệnh: Béo phì là một bệnh mạn tính. Người bệnh cần được theo dõi và tái khám thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân trở lại và để theo dõi nguy cơ bệnh tật cũng như điều trị các bệnh đồng mắc nếu xuất hiện (ví dụ: đái tháo đường típ 2, bệnh tim mạch).
Theo đó, mục tiêu điều trị bệnh béo phì được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?