Bên thuê tài chính là ai? Bên thuê tài chính được quyền mua tài sản cho thuê tài chính sau khi kết thúc thời hạn thuê không?
Bên thuê tài chính là ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 26/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
...
3. Bên cho thuê tài chính (bao gồm cả Bên mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) là công ty tài chính tổng hợp, công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Bên thuê tài chính (bao gồm cả Bên bán và thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam thực hiện thuê tài chính để sử dụng tài sản thuê theo mục đích đã thỏa thuận tại hợp đồng cho thuê tài chính.
...
Như vậy, bên cho thuê tài chính (bao gồm cả Bên mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) là công ty tài chính tổng hợp, công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính là việc bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính mua tài sản cho thuê tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2024/TT-NHNN thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.
Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bên cung ứng tài sản cho thuê.
Bên thuê tài chính là ai? (hình từ internet)
Bên thuê tài chính được quyền mua tài sản cho thuê tài chính sau khi kết thúc thời hạn thuê không?
Tài sản cho thuê tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Tài sản cho thuê tài chính là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải (trừ tàu biển, tàu bay có chở người) không thuộc danh mục cấm mua, bán, xuất, nhập khẩu theo quy định.
...
Quyền của bên thuê tài chính được quy định tại Điều 16 Thông tư 26/2024/TT-NHNN như sau:
Bên thuê tài chính có quyền
1. Nhận và sử dụng tài sản thuê tài chính theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính.
2. Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc thời hạn thuê.
3. Yêu cầu bên cho thuê tài chính bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê tài chính vi phạm các điều khoản, điều kiện theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính.
4. Có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn theo quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính.
5. Bên thuê tài chính có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê nếu có thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng cho thuê tài chính.
Như vậy, bên thuê tài chính được quyền mua tài sản cho thuê tài chính sau khi kết thúc thời hạn thuê.
Nghĩa vụ của bên thuê tài chính được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của bên thuê tài chính được quy định tại Điều 17 Thông tư 26/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Chịu trách nhiệm đối với việc lựa chọn tài sản thuê, bên cung ứng, các điều khoản, điều kiện liên quan đến tài sản thuê, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, thời hạn giao nhận, lắp đặt, bảo hành tài sản thuê và các điều khoản, điều kiện khác có liên quan đến tài sản thuê tài chính.
(2) Sử dụng tài sản thuê tài chính đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính; không được bán, chuyển quyền sử dụng tài sản thuê tài chính cho cá nhân, tổ chức khác trừ trường hợp bên cho thuê tài chính và bên thuê tài chính có thỏa thuận khác trong hợp đồng cho thuê tài chính.
(3) Khi thực hiện thuê tài chính với bên cho thuê tài chính, bên thuê tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu gửi cho bên cho thuê tài chính theo quy định pháp luật có liên quan và hợp đồng cho thuê tài chính, cụ thể:
- Các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2024/TT-NHNN khi đề nghị thuê tài chính;
- Báo cáo, cung cấp các thông tin, tài liệu cho bên cho thuê tài chính để bên cho thuê tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản cho thuê tài chính và trả nợ của bên thuê tài chính trong thời gian thuê tài chính theo quy định.
- Các thông tin khác theo thỏa thuận tại hợp đồng cho thuê tài chính.
(4) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê tài chính và các chi phí khác có liên quan đến tài sản thuê tài chính theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
(5) Chịu mọi rủi ro về việc tài sản thuê tài chính bị mất, chịu mọi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế tài sản thuê tài chính trong thời hạn thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê tài chính gây ra đối với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê tài chính.
(6) Không được tẩy, xóa, làm hỏng ký hiệu sở hữu của bên cho thuê tài chính gắn trên tài sản thuê.
(7) Không được dùng tài sản thuê tài chính để thế chấp, cầm cố hoặc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
(8) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng cho thuê tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?