Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào?

Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào? Ai có trách nhiệm lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa?

Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.
...

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:

Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa
...
2. Các công trình xây dựng, gồm:
a) Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
b) Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;
c) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
d) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
đ) Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
3. Các hoạt động, gồm:
a) Hoạt động thi công công trình (bao gồm hoạt động nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu); khai thác tài nguyên, khoáng sản;
b) Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề;
c) Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
...

Như vậy, bắt buộc phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức các hoạt động sau đây:

- Hoạt động thi công công trình (bao gồm hoạt động nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu); khai thác tài nguyên, khoáng sản;

- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề;

- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.

Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào?

Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào? (hình từ internet)

Ai có trách nhiệm lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
2. Trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản này;
...

Như vậy, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Hồ sơ đề nghị chấp thuận và trình tự chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 5 và 6 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

* Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông

- Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;

- Phương án bảo đảm an toàn giao thông;

- Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.

* Trình tự chấp thuận

- Trước khi thi công công trình, tổ chức hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP đề nghị chấp thuận;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông gửi cho chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bài dự thi Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 hay nhất? Tổng hợp mẫu bài dự thi viết Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 hay nhất ở đâu?
Pháp luật
Đáp án tuần 4 cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024 chi tiết? Hướng dẫn thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024?
Pháp luật
Đáp án tuần 4 cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Tiền thưởng của cuộc thi là bao nhiêu?
Pháp luật
Từ năm 2025, xe đưa đón học sinh thuộc diện ưu tiên ra sao? Xe đưa đón học sinh phải có bao nhiêu người quản lý học sinh trên xe?
Pháp luật
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người lái xe mô tô hai bánh xe gắn máy được chở tối đa hai người trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lỗi vi phạm khi tham gia giao thông mà nhiều người dễ mắc phải nhất? Điều khiển phương tiện với tốc độ thấp phải đi về bên phải đúng không?
Pháp luật
Chưa đủ tuổi lái xe 50cc phạt bao nhiêu? Chưa đủ tuổi lái xe mà bị cảnh sát giao thông bắt thì có bị giam xe không?
Pháp luật
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông trực tuyến tỉnh Thái Nguyên mới nhất?
Pháp luật
Đã uống rượu bia thì có được lái xe không? Uống rượu bia bao nhiêu thì lái xe máy không bị phạt?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Cơ cấu giải thưởng thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
607 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa An toàn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào