Bảo vệ tầng ô dôn là gì? Methyl chloroform là một trong các chất các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát?
- Bảo vệ tầng ô dôn là gì? Nội dung bảo vệ tầng ô dôn bao gồm tái sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô dôn?
- Methyl chloroform là một trong các chất các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu có bao gồm thông tin, dữ liệu về bảo vệ tầng ô dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô dôn?
Bảo vệ tầng ô dôn là gì? Nội dung bảo vệ tầng ô dôn bao gồm tái sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô dôn?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
...
- Theo đó, bảo vệ tầng ô dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
- 03 nội dung bảo vệ tầng ô dôn bao gồm:
+ Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
+ Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô dôn, chất thân thiện khí hậu.
Như vậy, thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô dôn là một trong các nội dung bảo vệ tầng ô dôn.
Bảo vệ tầng ô dôn là gì? Methyl chloroform là một trong các chất các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát? (Hình từ Internet)
Methyl chloroform là một trong các chất các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát?
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
d) Halon;
đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
...
Theo đó, 08 chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát bao gồm:
(1) Bromochloromethane;
(2) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
(3) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
(4) Halon;
(5) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
(6) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
(7) Methyl bromide;
(8) Methyl chloroform.
Như vậy, Methyl chloroform là một trong các chất các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu có bao gồm thông tin, dữ liệu về bảo vệ tầng ô dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô dôn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
c) Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
d) Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
h) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
i) Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
k) Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
...
Như vậy, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu có bao gồm thông tin, dữ liệu về bảo vệ tầng ô dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô dôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?