Báo Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ có những quyền hạn nào? Báo Thanh tra có con dấu và tài khoản riêng không?
Báo Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ có con dấu và tài khoản riêng không?
Báo Thanh tra được quy định tại Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Vị trí, chức năng
Báo Thanh tra (sau đây gọi tắt là Báo) là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xây dựng lực lượng ngành Thanh tra; thông tin trung thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành Thanh tra theo quy định của Luật Báo chí và của Thanh tra Chính phủ.
Báo là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính của Báo đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Báo Thanh tra có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Báo Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ có những quyền hạn nào? Báo Thanh tra có con dấu và tài khoản riêng không? (hình từ internet)
Báo Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ có những quyền hạn nào?
Quyền hạn của Báo Thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Quyền hạn
a) Báo được thực hiện các quyền hạn quy định tại Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí và quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ;
b) Được cử phóng viên tham gia các hội nghị của ngành Thanh tra, các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ theo quy định;
c) Được lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành tạo điều kiện cung cấp thông tin về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cũng như các thông tin khác về hoạt động của ngành Thanh tra;
d) Được cấp kinh phí tổ chức tuyên truyền các chuyên đề theo yêu cầu, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ giao;
đ) Được ký kết hợp đồng thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng các chuyên đề với bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Được nhận tài trợ, hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, xuất bản, phát hành, quảng cáo từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo đó, Báo Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ có những quyền hạn sau đây:
- Báo được thực hiện các quyền hạn quy định tại Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí và quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Được cử phóng viên tham gia các hội nghị của ngành Thanh tra, các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ theo quy định;
- Được lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành tạo điều kiện cung cấp thông tin về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cũng như các thông tin khác về hoạt động của ngành Thanh tra;
- Được cấp kinh phí tổ chức tuyên truyền các chuyên đề theo yêu cầu, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ giao;
- Được ký kết hợp đồng thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng các chuyên đề với bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Được nhận tài trợ, hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, xuất bản, phát hành, quảng cáo từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Báo Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo của Báo Thanh tra được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
b) Các đơn vị trực thuộc Báo, gồm:
- Phòng Phóng viên khu vực 1 (Phòng I);
- Phòng Phóng viên khu vực 2 (Phòng II);
- Phòng Phóng viên khu vực 3 (Phòng III);
- Phòng Phóng viên khối cơ quan Trung ương (Phòng IV);
- Phòng Trị sự - Bạn đọc;
- Phòng Thư ký Biên tập.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trực thuộc do Tổng Biên tập quy định.
2. Số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt.
Theo đó, lãnh đạo Báo Thanh tra có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?