Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của đơn vị nào? Báo Pháp luật Việt Nam có những chức năng gì?
- Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của đơn vị nào? Báo Pháp luật Việt Nam có những chức năng gì?
- Báo Pháp luật Việt Nam được có tối đa bao nhiêu Phó Tổng biên tập?
- Báo Pháp luật Việt Nam có phải chịu trách nhiệm độc lập về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ với các cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ không?
Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của đơn vị nào? Báo Pháp luật Việt Nam có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định chức năng của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Chức năng
1. Báo Pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là Báo) là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Báo là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có trụ sở tại Hà Nội; có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp.
Báo Pháp luật Việt Nam có những chức năng sau đây:
(1) Chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế;
(2) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp;
(3) Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của đơn vị nào? Báo Pháp luật Việt Nam có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Báo Pháp luật Việt Nam được có tối đa bao nhiêu Phó Tổng biên tập?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo:
Lãnh đạo Báo gồm Tổng Biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng Biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Báo; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Báo
- Ban Thư ký toà soạn;
- Ban Thời sự chính trị;
- Ban Kinh tế;
- Ban Nội chính;
- Ban Văn hóa - Xã hội;
- Ban Bạn đọc;
- Ban Doanh nhân và Pháp luật;
...
Như vậy, theo quy định thì Báo Pháp luật Việt Nam không được có quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Báo Pháp luật Việt Nam có phải chịu trách nhiệm độc lập về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ với các cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định trách nhiệm phối hợp và quan hệ công tác như sau:
Trách nhiệm phối hợp và quan hệ công tác.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Báo với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau đây:
1. Báo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Báo là chủ thể chịu trách nhiệm độc lập về các quyền, nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Báo theo quy định của pháp luật và của Bộ.
3. Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 2 Quyết định này, Báo có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đó mà liên quan đến phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Báo thì Báo có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
...
Như vậy, Báo Pháp luật Việt Nam là chủ thể chịu trách nhiệm độc lập về các quyền, nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Báo theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?